Thực tế, thời tiết có thể làm một yếu tố quan trọng khiến cho ngày của bạn vui vẻ hoặc tồi tệ hơn. Theo một nghiên cứu vào năm 2011, sở thích cá nhân cũng có liên quan tới cách mà thời tiết có thể ảnh hưởng tới bạn.
Ví dụ như với những người yêu mùa hè, tâm trạng của họ sẽ được cải thiện trong thời tiết ấm áp và nhiều nắng. Trong khi đó, vẫn với thời tiết như vậy nhưng với người ghét mùa hè thì tâm trạng của họ lại bị trở nên khó chịu, không thoải mái. Với những người ghét mưa, tâm trạng của họ cũng giảm sút vào những ngày mưa.
Thông thường, với thời tiết lạnh, cơ thể bạn sẽ tự phát ra tín hiệu ổn định cho việc "ngủ đông". Điều này dẫn tới việc bạn sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn trong những tháng mùa đông. Nhiệt độ ấm hơn có thể tăng cường năng lượng cũng như cải thiện tâm trạng của bạn, nhưng cũng chỉ có thể lên đến ngưỡng 21 độ C. Khi nhiệt độ cao hơn, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và chán nản với cái nóng.
(Ảnh: North West Connected)
Ánh sáng mặt trời cũng có tác động tới năng lượng hàng ngày của bạn, điều này là do ánh sáng sẽ báo hiệu đồng hồ sinh học cho cơ thể bạn, giúp bạn tỉnh táo. Trong khi đó, bóng tối giúp não phát hiện rằng đã đến lúc bạn cần nghỉ ngơi. Nói cách khác, những ngày dài với ánh nắng ngập tràn có thể tiếp thêm sức lực cho bạn. Trong khi đó, những ngày nhiều mây và ảm đạm lại khiến bạn mệt mỏi hơn bình thường.
Nếu bạn từng có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy trước một cơn bão thì rất có thể là do cơ thể bạn cảm nhận được sự giảm áp suất của khí quyển. Điều này đã được nghiên cứu vào năm 2019. Nghiên cứu này chỉ ra rằng hệ thống thần kinh của bạn sẽ báo hiệu cho bạn về cơn bão sắp tới, đó là lí do khiến bạn trở nên căng thẳng và nhạy cảm hơn. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến một số người bùng phát cơn đau mãn tính khi áp suất không khí thấp.
Tuy vậy, bạn cũng có thể cảm thấy căng thẳng khi ở nhiệt độ cao. Một nghiên cứu vào năm 2018 liên kết nhiệt độ với sự gia tăng kích động của con người cho thấy mọi người có xu hướng cáu gắt, hung hăng trong những ngày nóng nhiều hơn ngày lạnh.