Mùa hè năm nay, nhiều nơi ở Trung Quốc đã trải qua đợt nắng nóng khắc nghiệt. Theo số liệu từ Cục Khí tượng Trung Quốc, nhiệt độ trung bình vào tháng 7 là 23,2 độ C, mức cao nhất kể từ năm 1961. Trước giữa tháng 8, Trung Quốc dự kiến sẽ có thêm hai đợt nắng nóng.
Để ứng phó với nhiệt độ cao, ngoài việc bảo vệ các nhóm dân số chủ chốt, các chuyên gia chỉ ra rằng cần phải có nhiều biện pháp chuẩn bị hơn để thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong các lĩnh vực như quy hoạch đô thị và thiết kế kiến trúc.
Nổi tiếng là một trong những "thành phố lò nung" ở phía tây nam Trung Quốc, Trùng Khánh giờ đây là nơi có nhiều tòa nhà tiết kiệm năng lượng, áp dụng các công nghệ như che nắng, thông gió và tản nhiệt.
Ví dụ, một tòa nhà được phủ 10.000 mét vuông kính thông có thể phản hồi nhiệt. Khi nhiệt độ không khí đạt hơn 35 độ C, kính sẽ tự động chuyển sang trạng thái mờ đục, ngăn ánh sáng mặt trời và nhiệt xâm nhập vào tòa nhà, hoạt động như một tấm che nắng.
Tại Khu đô thị mới Liangjiang, một ngôi nhà xanh có tên là Nhà Trùng Khánh cũng nổi bật vì luôn mát mẻ. Hàng chục loại cây như trúc vàng và thường xuân được trồng ở các khu vườn ngoài trời, bao phủ gần như toàn bộ bức tường bên ngoài tòa nhà.
Nhìn từ xa tòa nhà dường như đang khoác lên mình một chiếc áo khoác màu xanh lá vào mùa hè. Những tán cây dày tạo thành vi khí hậu riêng, giúp giảm nhiệt độ bề mặt tòa nhà.
Nhà thiết kế chính Chen Hangyi của công trình Nhà Trùng Khánh nói với CMG rằng đường dẫn khí hình chữ L từ góc tây bắc của tòa nhà đến góc đông bắc làm cho căn phòng mát hơn, tận dụng gió từ sườn đồi gần đó.
"Ước tính tòa nhà có thể tiết kiệm thêm 40% đến 50% năng lượng trên mỗi mét vuông so với tòa nhà tiết kiệm năng lượng trung bình với hệ thống không khí và hệ thống tái chế nước mưa", Chen cho biết.
Tại thành phố Quảng Châu ở miền nam Trung Quốc, hệ thống làm mát khu vực (DCS) được sử dụng rộng rãi. So với các hệ thống điều hòa không khí thông thường, các hệ thống này cải thiện hiệu quả năng lượng bằng cách sử dụng một phần năng lượng tái tạo và năng lượng thải.
Trong một trạm DCS mới tại Trung tâm Tài chính Quốc tế Quảng Châu, có một bể có thể chứa 3.000 mét khối nước đá. Mỗi đêm, trạm này sẽ bắt đầu sản xuất và lưu trữ đá khi tải điện thấp.
Hệ thống này làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiệt có chi phí đắt và ô nhiễm cao trong giờ cao điểm, đồng thời tận dụng tối đa năng lượng dư thừa như năng lượng quang điện và năng lượng gió trong giờ thấp điểm, do đó cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng tổng thể.
Trong khi đó, hệ thống làm mát tập trung có thể cắt giảm việc sử dụng một số lượng lớn các thiết bị điều hòa không khí nhỏ trong thành phố, giúp giảm nhiệt độ của thành phố và giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị (UHI).
Theo CGTN