Tôi từng nghe người lớn nói củi, gạo, dầu, muối đắt lắm. Lúc đó tôi nghĩ củi, gạo, dầu, muối có tốn bao nhiêu đâu. Sau này lấy chồng, tôi mới biết bốn thứ đó không chỉ đơn giản là củi, gạo, dầu, muối.
(Ảnh minh họa)
Bây giờ, khi tôi đã bắt đầu đi làm, bắt đầu chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình, tôi thực sự thấm thía câu nói ấy. Củi, gạo, dầu, muối không chỉ là củi, gạo, dầu, muối. Đi xe bus hết 7 ngàn hai lượt, bữa sáng 10 ngàn, bữa trưa 25 ngàn, bữa tối 30 ngàn.
Nói có vẻ không nhiều, cũng giống như những khoản chi như thời học đại học. Lúc đó, tôi còn mua thêm đồ ăn vặt, có thể đi mua sắm sau khi cùng ăn tối với bạn bè, hay có thể ngồi quán net đến 3 giờ sáng.
Tuy nhiên, nó lại là một khoản chênh cực lớn khi tôi tính toán cuộc sống khi đã đi làm so với học đại học. Mỗi buổi sáng thức dậy, bắt đầu rửa mặt, dùng kem đánh răng, bàn chải đánh răng, chăm sóc da cơ bản bằng những món mỹ phẩm hôm qua tôi vừa mua, sương sương cũng 500 ngàn.
Mở điện thoại lên, thấy chủ nhà nhắn đã đến ngày đóng tiền phòng, vội vàng chuyển khoản 3 triệu cho căn phòng tôi đang sống một mình.
(Ảnh minh hoạ)
Đóng cửa, đi ra ngoài và mua một ít đồ ăn sáng bên đường. Một chiếc bánh bao chay và một cốc sữa đậu nành nhỏ hết 10 ngàn. Ăn sáng xong, thấy hơi khát nên ghé vào cửa hàng tiện lợi, mua một chai nước khoáng để mang đến công ty.
Đã giữa trưa, theo thói quen, tôi rẽ trái vào con ngõ nhỏ cạnh công ty, ăn một suất cơm rang giá 25 ngàn mà tôi đã muốn ăn từ đêm qua. Chiều đến, đồng nghiệp rủ rê cả phòng uống trà sữa, mỗi cốc hết 35 ngàn.
Tan làm, khi đi ngang qua một quán phở nhỏ trên đường về nhà. Tôi liền ghé vào gọi một suất phở bò tái với giá 30 ngàn mà không cần nhìn menu. Ngồi chờ ông chủ gói đồ mang về, tôi lại nhớ một lần khác, khi tôi thử gọi một bát phở tương tự với giá 50 ngàn ở quán nọ vì quá đói, nhưng hành động đó đã khiến tôi cảm thấy tiếc tiền trong suốt 3 ngày.
Về đến nhà, thưởng thức xong tô phở ở quán quen, tôi ngồi nhẩm lại số tiền đã tiêu trong ngày và cảm thấy rất lạ: “Sao mình không tiêu lung tung nhưng lương lại hết nhanh như vậy?” Đó chỉ mới là cuộc sống của một người độc thân ngày đi làm, tối đi ngủ, không hẹn hò, không tiêu tốn nhiều tiền vào mua sắm.
(Ảnh minh hoạ)
So sánh với thời sinh viên, mỗi tháng bạn được bố mẹ cho 2-3 triệu sinh hoạt phí để yên tâm sống cuộc sống đại học, bạn chỉ cần có trách nhiệm với việc học của mình, thậm chí nhiều người cũng từ chối trách nhiệm đó, cầm hết 3 triệu đi tiêu xài, hết thì xin thêm.
Nhưng những nhân viên văn phòng lương tháng 8 triệu cần phải trả tiền thuê nhà, ăn uống, giao lưu và quan trọng nhất là họ phải tiết kiệm, phải có trách nhiệm với tương lai của bản thân, gia đình và người thân của mình.
Họ phải làm việc chăm chỉ, bởi nếu không, họ có thể sẽ bị sa thải bởi lý do năng suất không cao, dẫn đến thất nghiệp, thậm chí không bao giờ kiếm được một công việc với mức lương tương tự, nói gì đến mức lương cao hơn.
Còn khi đang đi học, bạn chỉ cần sống hết mình, không ai có thể gọi điện cho bạn lúc 3 giờ sáng để giục giã deadline, hay cuối tuần cũng phải đến công ty tăng ca, mưa gió ốm đau cũng phải lết thân đi làm.
Về cơ bản, bạn có thể ra về sau khi tan học, không cần quan tâm giảng viên có đồng ý hay không. Nhưng khi bạn đi làm, khi lãnh đạo chưa ra khỏi văn phòng, người làm công cũng không dám rời ghế vì sợ lãnh đạo nói bóng gió vì không cống hiến hết sức cho công ty.
(Ảnh minh hoạ)
Vậy nên, đừng cảm thấy thắc mắc vì sao chỉ với 3 triệu vẫn sống tốt khi học đại học, lương tháng 8 triệu lại thiếu đủ đường khi đã đi làm. Cuộc sống của bạn ở trường đại học luôn thoải mái, bởi bạn tin vào một tương lai tươi sáng và tốt đẹp. Nhưng những người đã đi làm lại cực kỳ lo lắng, mất ngủ là chuyện thường ngày vì không biết nên làm gì trong tương lai.
Nói một cách chân thực hơn, khi còn là sinh viên, bạn có thể ngửa tay xin tiền bố mẹ mà không bị gánh nặng tâm lý, nhưng sau khi đi làm, bạn mới hiểu việc kiếm tiền khó khăn như thế nào, và không thể mặt dày xin tiền từ bố mẹ mãi như thế được nữa.