Thỏa thuận hạt nhân Iran bị hủy tác động thế nào đến vấn đề Triều Tiên?

Nguyễn Văn Linh |

Nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc bác bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran sẽ gây chấn động cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Triều Tiên, nhiều nhà quan sát nhận định.

Trong những tháng gần đây, cộng đồng quốc tế bảo vệ quan điểm rằng Iran vẫn đang tuân thủ những quy định trong Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump vào năm 2016 từng cam kết sẽ rút khỏi thỏa thuận này. Trong khi đó, chính quyền này vẫn đang vật lộn trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng

Thỏa thuận hạt nhân Iran bị hủy tác động thế nào đến vấn đề Triều Tiên? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Chúng ta không cần thêm bất kì vụ khủng hoảng hạt nhân nào nữa", Federica Mogherini, trưởng ban chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) phát biểu.

Tờ CNN dẫn lời hai quan chức cấp cao Mỹ cho biết, ông Trump dự dịnh chính thức bác bỏ thỏa thuận vào tuần này. Trong tuần trước đó, Tổng thống Mỹ tuyên bố rằng Iran đã không đáp ứng được các điều kiện của thỏa thuận.

Nhiều chuyên gia cho rằng hành động của ông Trump sẽ tác động nghiêm trọng tới tầm ảnh hưởng của Washington và làm giảm uy tín của Mỹ trong các thỏa thuận tương lai, đặc biệt với Bình Nhưỡng.

"Làm sao nước Mỹ có thể đưa Triều Tiên tới bàn đàm phán nếu thẳng thừng bác bỏ thỏa thuận với Iran?", Gerald Feierstein, cựu đại sứ Mỹ tại Yemen quan ngại.

Ông Trump đã từng tweet những lời chỉ trích nỗ lực trước đây của Nhà Trắng, cho rằng: "Mỹ thất bại trong việc đàm phán với Triều Tiên trong suốt 25 năm, bỏ ra hàng tỷ USD mà không nhận lại được gì. Ngoại giao không đem lại kết quả!".

Tuy nhiên bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson lại tuyên bố Mỹ đang sử dụng các kênh đối thoại với Bình Nhưỡng.

Adam Broinowski, nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc phát biểu với tờ CNN: "Triều Tiên nhận thức được rằng bất kể hành động của Bình Nhưỡng thế nào, Nhà Trắng sẽ không cân nhắc việc đàm phán. Kết quả là tình hình ngày càng thêm căng thẳng".

"Ông Trump sẽ tạo ra hai cuộc khủng hoảng và làm lung lay vị thế của Mỹ trên thế giới nếu tiếp tục hành động như vậy với Iran", ông Broinowski cho biết thêm.

Vị thế đang dần lung lay

Vài cường quốc đã đưa ra tín hiệu nước Mỹ không còn nắm vai trò chủ chốt trên thế giới. Tháng Sáu vừa qua, khi Nhà Trắng tuyên bố rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, các quốc gia khác đã gia hạn thỏa thuận này.

Cũng trong tháng Sáu, Trung Quốc và EU nhấn mạnh sự cam kết của mình trong việc áp dụng thỏa thuận Paris.

Việc Mỹ rút khỏi vũ đài quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các siêu cường khác, cụ thể là Nga và Trung Quốc, bước vào cuộc chơi.

Thỏa thuận hạt nhân Iran bị hủy tác động thế nào đến vấn đề Triều Tiên? - Ảnh 2.

"Đây là cơ hội lớn cho nước Nga và Trung Quốc vươn tay tới châu Á Thái Bình Dương, vùng Trung Đông và kể cả châu Âu, khiến nhiều đồng minh của NATO quan ngại", ông Andrew O’Neil, nhà nghiên cứu tại trường Kinh tế Griffith, Úc nhận định.

Những bên từng kí thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ không từ bỏ thỏa thuận này ngay cả khi nước Mỹ làm thế, cựu đại sứ Feirstein cho biết thêm.

Về phía Iran, nếu châu Âu tiếp tục thỏa thuận và vẫn tiến hành các hoạt động trao đổi thương mại, nước này sẽ ở lại JCPOA.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng khủng hoảng hiện tại với Triều Tiên là một minh chứng điển hình cho việc nên giữ nguyên thỏa thuận hạt nhân với Iran.

"Chúng ta dừng việc giám sát và đàm phán với Triều Tiên, và kết quả là họ có vũ khí hạt nhân. Tôi không mong một tình huống tương tự với Iran", ông Macron phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với CNN trong tháng Chín.

Có bao nhiêu sự lựa chọn?

Ông Trump vẫn chưa đề xuất giải pháp thay thế nào cho thỏa thuận Iran khi bác bỏ nó.

Theo Tổng thống Pháp, các bên cần một khung hành động thay vì việc bác bỏ thỏa thuận và không có biện pháp xử lý.

Khi được hỏi liệu lập trường của Nhà Trắng đối với Iran có làm giảm khả năng gia nhập bàn đàm phán của Triều Tiên, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Nikki Haley, cho biết nước Mỹ sẽ tham gia thỏa thuận miễn là nó đảm bảo an ninh của nước này.

"Nước Mỹ sẽ không bao giờ bị trói buộc vào một thỏa thuận nếu phải hi sinh an ninh quốc gia để tuân thủ thỏa thuận đó", bà cho biết tại một hội nghị ở Washington.

Bà tuyên bố mọi quốc gia, bất kể là Triều Tiên hay Iran, nên biết rằng Mỹ sẽ luôn đảm bảo lợi ích, an ninh quốc gia của mình, chứ không phải của bất kì ai khác.

Mất 12 năm để các quốc gia đi tới một thỏa thuận hạt nhân dài 110 trang với Iran. Bà Mogherini, bộ trưởng Ngoại giao Ý thể hiện rõ lập trường của EU trong việc ủng hộ thỏa thuận này.

Quyết định của Tổng thống Trump sẽ được Quốc hội xem xét trong vòng 60 ngày. Quốc hội có hai lựa chọn, đưa ra thêm các lệnh trừng phạt hoặc tuân thủ theo thỏa thuận.

Quyết định bác bỏ sẽ ảnh hướng xấu tới uy tín của nước Mỹ và khả năng thay tạo ra các thay đổi địa chính trị quan trọng khác trong chiến lược lợi ích quốc gia, khiến nước này trở nên bị động hơn, tờ CNN nhận định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại