Thổ Nhĩ Kỳ khiến Ai Cập, Hy Lạp hoảng hốt - Châu Âu cũng ngồi trên đống lửa: Rúng động!

Lê Ngọc Thống |

Có thể nói Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu, nguy cơ chiến tranh bùng nổ bất cứ lúc nào vì quân đội 2 bên đã sẵn sàng… Đây được coi là "2 đội mạnh nhất giải, rất đáng xem"!

Zbignev Bzezhinsky – nhà lý luận địa chính trị diều hâu nhất của Mỹ, từng Cố vấn cho Tổng thống Johnson, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ cho Tổng thống Jimmy Carter đã từng có tuyên bố khiến thế giới "sốc và hoảng loạn":

"Cuộc khủng hoảng sẽ không chấm dứt dù trong tháng 8, hay trong tháng 9, hay tháng 10, không trong năm 2010, hoặc trong 2012, hay 2015… cuộc khủng hoảng này sẽ không bao giờ kết thúc, cho đến khi, chúng tôi vẫn chưa đạt được các mục đích của mình.

Mục đích của chúng tôi các anh biết rõ, chính phủ một thế giới – điều đó là cần thiết cho chúng tôi. Và nó sẽ được tạo ra – các anh thích ý tưởng này, hay không. Các anh sẽ sớm hiểu ra, rằng cái gọi là KHỦNG HOẢNG mới chỉ là bắt đầu. Đó không phải là KHỦNG HOẢNG, bạn thân mến, đó là HỖN LOẠN CÓ ĐIỀU KHIỂN…"

Thổ Nhĩ Kỳ khiến Ai Cập, Hy Lạp hoảng hốt - Châu Âu cũng ngồi trên đống lửa: Rúng động! - Ảnh 1.

Đã đến lúc chắc chắn rằng, cục diện địa chính trị Trung Đông – Bắc Phi đã hỗn loạn. Sự hỗn loạn không chỉ là những quân cờ với nhau mà cả những người chơi, nhưng, theo dõi tình hình thế trận, thật may mắn là vẫn có thể nhận ra được người chơi chính có thể điều khiển được sự hỗn loạn.

Nói là may mắn, bởi thật không may nếu nếu như sự hỗn loạn này không ai kiểm soát và lúc đó, điều gì sẽ xảy ra với Trung Đông – Bắc Phi? Rốt cuộc, khủng hoảng tại khu vực này là gì? Ai điều khiển nó?

Những người chơi chính trong các trận đấu…

1. Thổ Nhĩ Kỳ

Có thể nói rằng, tình hình Libya bỗng nhiên sôi sục, kéo NATO các quốc gia vùng Vịnh và Bắc Phi vào cuộc bắt đầu từ khi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự vào Libya bảo vệ cái gọi là "Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA)" do Thủ tướng Fayez Sarraj đứng đầu.

Điều gì xảy ra tiếp theo? Thổ Nhĩ Kỳ đã thể theo yêu cầu của Chính phủ GNA, điều hàng trăm lính đánh thuê từ Syria và máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ sang làm mưa làm gió trên chiến trường Libya khiến cho LNA của tướng Haftar thất bại trận này đến trận khác với tổn thất lớn… buộc phải rút chạy về phía Đông.

Thổ Nhĩ Kỳ khiến Ai Cập, Hy Lạp hoảng hốt - Châu Âu cũng ngồi trên đống lửa: Rúng động! - Ảnh 2.

Một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của LNA bị GNA bắt sống.

Rốt cuộc, cuộc chiến hỗn loạn tại Libya đã dồn về 2 cực LNA và GNA bởi các lực lượng sau:

- Bên GNA là Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Ý, Mỹ.

- Bên phía LNA là Ai Cập, UAE, Saudi, Pháp và Nga (Nga chơi nước đôi). Syria tuyên bố đứng về LNA bằng chính trị và quân sự (trong khi lại đối đầu với Pháp ngay tại đất nước mình).

Chưa tính đến Iran, Israel… trên chiến trường Syria thì tại Bắc Phi là một "mớ hỗn độn" vì ngay cả trong một bên cũng đối đầu nhau và trong mới hỗn độn đó đã xuất hiện những anh tài… mà một trong số đó, chúng ta đã biết rõ là Thổ Nhĩ Kỳ.

2. Ai Cập

Việc Thổ Nhĩ Kỳ đang chiếm lợi thế, đánh chiếm thành phố cảng Sirte và Al-Jufra đe dọa chấm hết cho LNA đã khiến cho không chỉ Ai Cập, Hy Lạp hoảng hốt mà cả châu Âu cũng như ngồi trên đống lửa bởi Libya là nơi xuất cảnh người di cư đến châu Âu có nguy cơ lại rơi vào tay "tống tiền máu lạnh" là Thổ Nhĩ Kỳ.

Ai Cập và LNA xin đình chiến, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ và GNA không chấp nhận, tuyên bố rằng, chỉ chấp nhận đình chiến khi chỉ khi Sirte và Al-Jufra thuộc quyền kiểm soát của họ.

Ngya lập tức Ai Cập tuyên bố, thành phố cảng Sirte và Al-Jufa là "lắn ranh đỏ". Nếu Thổ Nhĩ Kỳ và GNA vượt qua thì quân đội Ai Cập sẽ can thiệp trực tiếp bảo vệ LNA. Ai Cập đã điều hàng trăm xe tăng, pháo và binh lính vào căn cứ quân sự phía Tây sát biên giới Libya sẵn sàng can thiệp.

Chỉ có thể nói Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với nhau có nguy cơ thành xung đột trực tiếp nhất và chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào vì quân đội 2 bên đã sẵn sàng… Đây được coi là "2 đội mạnh nhất giải rất đáng xem"…

Thổ Nhĩ Kỳ khiến Ai Cập, Hy Lạp hoảng hốt - Châu Âu cũng ngồi trên đống lửa: Rúng động! - Ảnh 4.

Quân đội Ai Cập được coi là rất mạnh.

3. Cộng hòa Pháp

Thật ngạc nhiên, nhưng thực tế lại không ngạc nhiên. Cộng hòa Pháp một thời là Đế quốc thực dân đã từng có Châu Phi là thuộc địa đấy. Bây giờ châu Phi vẫn không thể tách rời lợi ích quốc gia Pháp. Không tin? Hãy nghe các tuyên bố của các đời Tổng thống Pháp:

"Không có châu Phi, Pháp sẽ không có lịch sử trong thế kỷ 21" - François Mitterrand, 1957

"Không có châu Phi, Pháp sẽ rơi vào hàng ngũ quyền lực của thế giới thứ ba" - Jacques Chirac, 2008

70 năm sau ngày độc lập của châu Phi, 15 quốc gia Tây Phi đã đồng ý giới thiệu một loại tiền tệ chung (ECO) vào năm 2020, thay thế một nửa số CFA Franc.

Đại tá Muammar Gaddafi, lãnh đạo Cách mạng Libya, người ủng hộ một loại tiền tệ duy nhất cho châu Phi là "chủ mưu"… Lập tức, Pháp chủ trì, đã giết chết Gaddafi, biến Libya như hôm nay.

Nói ra điều này để chứng tỏ và khẳng định lợi ích quốc gia Pháp tại châu Phi còn rất lớn và đừng có ai coi thường, bỏ qua. Pháp vẫn đang là cường quốc, đế quốc có vũ khí hạt nhân. Thế thôi!

Do vậy, khi đã xuất hiện tại Bắc Phi một cục diện địa chính trị mới ảnh hưởng tiêu cực đến sự bá quyền của nước Pháp khiến Pháp không thể ngồi nhìn. Pháp có thể can thiệp vào Libya mạnh hơn nếu như lợi ích của Pháp không được tính đúng. Đó là lý do sự đụng độ quyết liệt của Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp xung quanh Libya.

Đỉnh điểm hay "giọt nước cuối cùng" là ngày 10 tháng 6 năm 2020, trong cuộc tập trận của NATO mang tên "Sea the Guardian" (Người bảo vệ biển) với mục tiêu là "bảo vệ an ninh hàng hải" ngoài khơi Lybia, thực hiện lệnh cấm vận (vũ khí) của LHQ với Lybia.

Vào lúc 17 giờ, tàu khu trục (loại nhỏ) Courbet của Pháp phát hiện ra tàu vận tải Circkin của Thổ Nhĩ Kỳ treo cờ Tanzania là con tàu mà IMO (Tổ chức Hàng hải Quốc tế) xác định là một tàu buôn lậu vũ khí, đã lao đến kiểm tra để bắt giữ.

Nhưng nó đã bị 2 tàu khu trục tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ là Oruç Reis (F-245) và Gökova (F-496) – thành phần tham gia cuộc tập trận NATO, đã can thiệp rất quyết liệt và rất thù địch. Ba lần (trong vòng 30 đến 40 giây), F-245 và F-469 đã bật radar "điều khiển hỏa lực", ngắm bắn vào khu trục Courbet của Pháp.

Thổ Nhĩ Kỳ khiến Ai Cập, Hy Lạp hoảng hốt - Châu Âu cũng ngồi trên đống lửa: Rúng động! - Ảnh 6.

Không quân Pháp trang bị nhiều vũ khí rất hiện đại.

Trước tình thế đó tàu khu trục Courbet phải "nhả mồi", để con tàu chở lậu vũ khí đến Libya vào tay người mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn và trong khi người Pháp vô cùng tức tối thì người Thổ Nhĩ Kỳ vô cùng hả dạ.

Pháp đề nghị trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO và tuyên bố từ bỏ hoạt động chung với NATO tại Đông Địa Trung Hải. Truyền thông phương Tây trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp tự hỏi rất hóm hỉnh rằng, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, liệu ai sẽ rời khỏi NATO trước!?

Có khả năng và chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và có thể là Nga…sẽ thảo thuận tạo ra các vùng đệm tại Libya và Bắc Phi... Tuy nhiên, các vùng đệm chịu ảnh hưởng của "cấp nhà nước" như vậy sẽ tách khỏi ảnh hưởng của Pháp đe dọa đến lợi ích và an ninh của Pháp và, Pháp đã lên tiếng.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, Thierry Burkhard, nói rằng Cộng hòa Pháp nên chuẩn bị chiến tranh với một kẻ thù đối xứng. Và, ông đã trích dẫn tình hình ở Bắc Phi là một ví dụ:

"Thay vì đàn áp các cuộc nổi dậy, đối đầu "cấp nhà nước" là một hình thái mới. Sự tách biệt các vùng ảnh hưởng ở Libya giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cho thấy các cuộc đụng độ như vậy có thể bắt đầu sớm hơn so với kế hoạch và không xa Pháp".

Tức là các vùng ảnh hưởng tạo ra của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập…nó sẽ mang tính nhà nước…đối đầu trực tiếp với Pháp khiến cho Pháp không dễ dàng đàn áp như trước.

4. Algeria và UAE

Đây cũng là những tay chơi góp mặt tại Bắc Phi, song chỉ bằng tiền, vũ khí trang bị và lính đánh thuê (PMG). Tuy nhiên, phải kể đến Algeria, bởi họ là quốc gia có quân đội mạnh nhất châu Phi và là lực lượng ngang ngửa với Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

Algeria dù tuyên bố sự sụp đổ Libya là "lăn ranh đỏ", nhưng Algeria chống lại sự có mặt của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya. Algeria vừa tổ chức một cuộc tập trận lớn nhất tại sát biên giới với Libya cấp quân đoàn. Điều đó gửi đến cho Thổ Nhĩ Kỳ một thông điệp về lằn ranh của họ..

Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập… là những người chơi chính trong các trận đấu thì ai là kẻ đứng ra tổ chức điều khiển giải đấu, tức ai là người tạo ra cuộc khủng hoảng? Mỹ hay (và) Nga?...

(còn tiếp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại