Tiêm kích F-16 xuất hiện gần biên giới Nga
Sau những "lời đe doạ trực diện" của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào Nga là thông tin Ankara dự định triển khai các máy bay chiến đấu F-16 gần biên giới Nga. Thông tin từ hãng thông tấn AVP cho biết, những chiếc máy bay này sẽ được dùng để “tấn công” vào lãnh thổ của Nga và nước láng giềng Belarus, nếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) yêu cầu.
Sự xuất hiện của tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ ở Ba Lan nhằm mục đích hỗ trợ NATO trong cuộc đối đầu với Nga. Thực chất, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ giống như lời đe doạ của Ankara đối với Moscow.
Trước đó, thông tin từ Hurriyet ấn bản Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Tổng thống Ba Lan, ông Andrzej Duda nhấn mạnh mong muốn của Ba Lan là cải thiện quan hệ thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cũng nói thêm rằng hy vọng quan hệ thương mại song phương sẽ đạt 10 tỷ USD. Hai nhà lãnh đạo cũng đã ký kết các thoả thuận trong lĩnh vực du lịch, nông nghiệp và thể thao.
Tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xuất hiện gần biên giới Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan cũng cho biết các tiêm kích F-16 của nước này sẽ sớm được điều đến Ba Lan để hỗ trợ NATO trong các chiến dịch bảo vệ không phận Baltic. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszak thông báo nước này sẽ mua 24 máy bay không người lái (UAV) từ Thổ Nhĩ Kỳ".
Trên thực tế, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không hề tồn tại mối quan hệ đồng minh, nên việc Ankara “điều chỉnh quan hệ” với Moscow trong một số thời điểm cũng dễ hiểu.
“Thổ Nhĩ Kỳ từng tuyên bố ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine khi nhắc đến Crimea. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đề nghị được hỗ trợ Ukraine trong các cuộc không kích nhằm vào Donbass. Giờ đây, họ dự định đưa máy bay chiến đấu đến gần biên giới Nga. Với những hành động này, Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể được coi là đồng minh của Nga”, một nhà phân tích chia sẻ trên AVP.
Cần lưu ý rằng, đến hiện tại, chính quyền Nga vẫn chưa có phản ứng trước các hành động của Ankara, nhưng hãy nhớ đây là Nga... Vì vậy, giới chuyên gia dự đoán, hành động đe doạ ngông cuồng của Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ phải nhận hậu quả.
Vụ bắn hạ cường kích Su-24M gây sốc của Thổ Nhĩ Kỳ
F-16 xuất hiện gần biên giới Nga khiến nhiều người nhớ đến vụ việc Su-24M của Nga bị F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ vào năm 2015. Vụ việc này từng khiến mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga xấu đi, thậm chí Moscow có áp lệnh trừng phạt Ankara.
Đại tá Ali Durmush.
Hôm 22/5, Nordic Monitor đã tung ra thông tin gây sốc về việc vụ bắn hạ cường kích Su-24M năm 2015. Theo đó, Tư lệnh Không quân Thổ Nhĩ Kỳ chính là người đã ra lệnh bắn hạ.
Thời điểm đó, Tư lệnh Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, Tướng Abidin Yunal đã ra lệnh tấn công máy bay quân sự Nga mà không báo trước khi hai chiếc cường kích Su-24M của Nga bị phát hiện cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vài km. Thông tin này đã được công bố trên ấn phẩm Nordic Monitor.
Trước thời điểm công bố này, Thổ Nhĩ Kỳ đã quy trách nhiệm cho hai phi công tiêm kích F-16 về quyết định bắn rơi chiếc cường kích Su-24M của Nga vào ngày 24/11/2015. Nhưng theo tài liệu được Nordic Monitor công bố, sự thật có vẻ không phải như vậy.
“Trong khi làm chứng trước toà vào ngày 15/8/2017, đại tá 45 tuổi Ali Durmush nói rằng chỉ huy của Lực lượng Không quân Chiến đấu đã thông báo cho ông Yunal rằng, hai máy bay chiến đấu của Nga đã vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ qua biên giới Syria vào ngày 24/11/2015 và yêu cầu hướng dẫn thích hợp. Ông Yunal đã ra lệnh cho họ tấn công, dẫn đến việc một chiếc cường kích của Nga bị máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gần biên giới với Syria. Khu vực Su-24M bị bắn hạ là điểm giao nhau giữa tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ và tỉnh Latakia của Syria trên địa hình đồi núi”, thông tin từ tài liệu liên quan đến cuộc thẩm vấn được đăng tải trên ấn phẩm NMT.
Điều đáng chú ý chính là Thổ Nhĩ Kỳ đã một mực phủ nhận tội danh của chỉ huy quân đội nước này và quy hết trách nhiệm cho hai phi công tiêm kích F-16.