Danh tiếng vũ khí Nga đang cố tình bị hủy hoại?
Tổng thống Recep Erdogan đã tuyên bố kết quả những cuộc tấn công ồ ạt do các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện nhằm vào những vị trí của quân đội Syria tại Idlib làm cho 8 tổ hợp pháo - tên lửa phòng không "Pantsir-S1" bị phá huỷ.
"Viên đá" này đã được ném không phải vào khu vườn của quân đội chính phủ Syria, mà vào khu vườn của người Nga.
Bởi vì những tổn thất khí tài quân sự to lớn như thế không chỉ là sự xấu hổ khó có thể gột rửa đối với các nhà sản xuất khí tài đó, mà còn là đón giáng mạnh vào tiềm lực xuất khẩu. Điều đó đồng nghĩa với việc các tổn thất về danh tiếng sẽ kéo theo sau là những thiệt hại không tránh khỏi về kinh tế.
Phòng Thiết kế các thiết bị chính xác Tula (Nga), đơn vị chế tạo ra tổ hợp này, đã giữ im lặng. Bộ Quốc phòng Nga đã lập tức lên tiếng trả lời rằng thông tin mà tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, không đúng với thực tế.
Và không chỉ bởi vì tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga là khí tài tuyệt vời, với khả năng đánh chặn hiệu quả mọi cuộc tấn công từ trên không mà còn bởi vì tại Idlib chưa bao giờ có số lượng khí tài nhiều như thế.
Các lực lượng phòng không chủ lực của Syria, bao gồm cả Pantsir-S1 tập trung chủ yếu tại Damacus và những khu vực xung quanh. Còn ở Idlib, chỉ có nhiều nhất là 4 tổ hợp này làm nhiệm vụ yểm trợ cho các hoạt động của những lực lượng vũ trang chính phủ Syria.
Thực ra, sau đó Bộ Quốc phòng Nga đã bổ sung thêm rằng các cuộc không kích đã khiến cho 2 tổ hợp bị hư hỏng. Nhưng không đáng kể. Và những hư hỏng này gần như đã được giải quyết ngay sau đó.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Syria.
Vạch mặt sự thật về "bức tranh máu" do Thổ Nhĩ Kỳ thêu dệt
Vậy người Thổ đã dùng lực lượng không quân nào để tấn công các đơn vị quân chính phủ Syria?
Tất cả các cuộc không kích, theo CNN đưa tin, được thực hiện bởi các UAV Akıncı SİHA, do Công ty "Baykar" của Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo và bắt đầu được biên chế cho quân đội mới hồi đầu năm nay.
Đó là chiếc UAV hạng nặng, trọng lượng cất cánh của nó đạt 4.500kg. Nó được trang bị hai động cơ tuốc-bin cánh quạt của Ukraine. Sải cánh - 20m. Tải trọng đạn dược: 900kg ở giá treo bên ngoài và 450kg ở khoang bên trong. Vận tốc, đương nhiên, cận thanh - 450km/h. Trần bay - 12.000m. Thời gian bay - 24 giờ.
Căn cứ vào các tính năng cho thấy cỗ máy này khá "khủng". Ngoài tải trọng vũ khí mang theo lớn, bao gồm cả tên lửa hàng không đối đất có điều khiển, nó còn được gắn trạm radar định vị.
Theo như khẳng định của nhà sản xuất, nó có kênh tiếp nhận/truyền dữ liệu kỹ thuật số băng thông rộng, giúp điều khiển được chiếc UAV này một cách hiệu quả không chỉ từ trạm chỉ huy, mà còn có thể sử dụng nó trong các chiến dịch kết nối mạng tập trung.
Khả năng này có được sử dụng tại Idlib hay không - không rõ, bởi vì trong một thời gian vận hành ngắn như thế người Thổ vẫn chưa thể làm chủ nó một cách toàn diện.
Nói chung, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã gán cho chiếc UAV tấn công mới của mình những công trạng mà khó có thể tin được.
UAV Akıncı SİHA do Công ty "Baykar" của Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo
Bởi vì, căn cứ vào tính hiệu quả trong hành động mà vừa được công bố, với một thời gian ngắn như thế tại Idlib, chúng vượt trội hơn hẳn sự hiệu quả của lực lượng không quân Nga, bao gồm các máy bay tiêm kích đa mục tiêu va tiêm kích-ném bom.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusin Akar hồi cuối tháng 2 đã thông báo về việc trong vòng chưa đầy một tuần, các UAV và những pháo kéo đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào hơn 200 cứ điểm của quân đội Syria.
Kết quả làm 5 trực thăng, 23 xe tăng, 23 khẩu pháo, 2 tổ hợp phòng không bị tiêu diệt và 309 binh lính Syria thiệt mạng.
Sau những thông cáo như thế, 8 tổ hợp pháo-tên lửa phòng không "Pantsir-S1" trông có vẻ không thấm thía vào đâu. Hoàn toàn có thể hiểu được rằng, những tuyên bố từ hai phía về việc các tổ hợp phòng không bị tiêu diệt/không bị tiêu diệt hoàn toàn mang ý nghĩa tuyên truyền.
Những tổn thất, đương nhiên là có, nhưng hẳn là không thể tới mức đó. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể chứng minh duy nhấ một trường hợp tên lửa bắn trúng mục tiêu.
Có nghĩa "Pantsir" không phải là tay mơ để dễ dàng tiêu diệt cả tá tổ hợp. Đến tháng 3 năm nay, tổ hợp này chỉ hai lần bị bắn trúng. Hôm 10/5/2018, một quả tên lửa hành trình được phóng ra từ chiếc F-16 của Israel đã trúng vào "Pantsir" mà trong tình trạng không có đạn. Những hư hỏng không quá nghiêm trọng, nó đã được sửa chữa xong sau đó một thời gian.
Hôm 21/01/2019, Israel thực hiện một cuộc tấn công bằng UAV-tự sát nhằm vào tổ hợp được triển khai tại Damacus. Pantsir-S1 đã bị phá huỷ hoàn toàn.
Israel thực hiện một cuộc tấn công bằng UAV-tự sát phá hủy hoàn toàn 1 tổ hợp Pantsir-S1 được triển khai tại Damacus.
Cả hai cuộc tấn công được ghi lại và công bố trên mạng. Các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ cũng trúng mục tiêu, nhưng bằng chứng cho thấy 7 UAV Akıncı SİHA bắn trúng "Pantsir" lại không hề được công bố.
Bên cạnh đó, có một loạt câu hỏi được đặt ra đối với tổ hợp pháo-tên lửa phòng không "Pantsir-S1". Một loạt các chuyên gia bày tỏ ý kiến chỉ trích nhằm vào "khả năng quan sát kém" của tổ hợp này.
Và không chỉ các chuyên gia, mà cả những sĩ quan phòng không có mặt tại Syria cũng khẳng định qua một kênh truyền thông chuyên biệt rằng, tổ hợp này phát hiện rất kém các mục tiêu kích cỡ nhỏ và bay tầm thấp như UAV. Nhưng nó lại phản ứng trước những con chim cỡ lớn.
Có nghĩa trạm định vị radar với ăng-ten lưới mảng pha bị động của nó theo dõi không được tốt các mục tiêu có tiết diện tán xạ hiệu quả không lớn.
Điều này không chỉ bởi kích cỡ nhỏ của các UAV, mà còn do việc sử dụng vật liệu nhựa thay vì kim loại trong kết cấu. Thậm chí, những phần tử khủng bố còn chế tạo cả các UAV bằng gỗ.
Tuy nhiên, chiếc UAV tấn công tối tân của Thổ Nhĩ Kỳ không thuộc các mục tiêu "khó nhằn" nêu trên. Nó có kích cỡ ấn tượng, cùng với đó là các vật liệu chế tạo ra những quả bom và tên lửa nó mang theo, là thiết bị điện tử của nó, là các động cơ công suất khá lớn - 2 động cơ mỗi chiếc 900 mã lực.
Bởi vậy, "Pantsir" phải phát hiện được UAV của Thổ Nhĩ Kỳ một cách bình thường và bám theo nó. Đồng thời, phải phát hiện được từ khoảng cách khá xa, bởi vì nó không phải là quả tên lửa hành trình tầm thấp, với khả năng bay lượn linh hoạt theo địa hình.
Và phải bủa vây một cách bình thường và hiệu quả chiếc UAV này bằng các tên lửa, thậm chí trước cả khi mục tiêu kịp phóng ra tên lửa tấn công. Vấn đề ở chỗ, các UAV tấn công mang theo những tên lửa "không đối đất", mà tầm bắn không quá 10-12km.
Đó là tính năng điển hình của hệ thống định vị radar trên các máy bay cường kích và trực thăng tấn công, với tầm dẫn hướng tên lửa tới mục tiêu không xa. Nhưng tầm đánh chặn hiệu quả của tổ hợp "Pantsir-S1" hơn hẳn - 20km. Trần cao đánh chặn cũng vượt trần bay của Akıncı SİHA - 15000m.
Nhưng tại sao không chỉ không có tài liệu chứng minh, mà cả những thông tin về việc các lực lượng phòng không Syria đã bắn rơi dù chỉ một chiếc Akıncı SİHA. Thực ra, họ bắn hạ được những UAV kém hoàn thiện hơn và được biên chế cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sớm hơn - đó là Anka-S và Bayraktar TB2.
Số lượng tới gần 10 chiếc. Thực ra, những thông tin về các tổ hợp đã bắn rơi chúng là không đầy đủ và khá trái ngược nhau. Nào là tổ hợp phòng không "Strela-10" với 8 quả tên lửa đặt trên bệ phóng bánh xích, rồi tổ hợp tên lửa tầm trung đáng gờm "Buk".
Trong khi đó, cũng hoàn toàn không có những thông tin về đóng góp của "Pantsir" vào chiến công tiêu diệt cả các UAV "khiêm tốn" hơn nhiều này.
Tuy nhiên, theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga, trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch tại Syria, các tổ hợp "Pantsir" mà được người Nga vận hành, đã nhiều lần lập công.
Khi chống lại các cuộc tấn công đường không của phiến quân nhằm vào căn cứ của Nga ở Khmeimim, những tổ hợp này từ khi bắt đầu hiện diện tại Syria và đến cuối năm 2017 đã tiêu diệt 54 quả tên lửa được phóng ra từ các tổ hợp pháo phản lực bắn loạt và hàng chục UAV.
Một bức tranh hoàn toàn trái ngược đang được thêu dệt.