Theo các nhà nghiên cứu, dân cư ở đây đã có cuộc sống trù phú, có nhiều thức ăn và khí hậu ôn hòa. Sau đó, nước biển dâng lên nhấn chìm môi trường sống trong lòng phá của cư dân nơi đây.
Dấu tích khu dân cư nằm dưới biển ngoài khơi phía nam Thụy Điển.
Kể từ khi các thợ lặn phát hiện ra bẫy cá đặt một chỗ cổ xưa nhất ở Bắc Âu cách đây 6 năm, các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Lund (Thụy Điển) đã cho biết di sản này thuộc Thời kỳ Đồ đá cách đây 9.000 năm.
Cái bẫy cá có cần bằng cây phi bện có niên đại từ 9.000 đến 8.500 năm.
Di sản tồn tại trong môi trường sống bến phà cổ, xung quanh là rừng thông mà con người từng sống trong Thời kỳ Đồ đá giữa.
Thợ lặn thám hiểm di tích dưới biển.
Nền đất di tích.
Con người Thời kỳ Đồ đá giữa sống ở đây trong suốt 2 giai đoạn nước biển Baltic hạ thấp, từ thời kỳ biển Yoldia đến thời kỳ biển Initial Littornia.
Bẫy cá nằm sâu dưới vịnh Hanö thuộc biển Baltic, ngoài khơi bờ biển Havang, cách mặt nước 20m, được bảo tồn tốt.
Những phát hiện này đã được đăng tải trên báo chí, nhưng không cho thấy được cuộc sống con người xa xưa vì nhiều di chỉ vẫn ẩn dưới biển.
Để biết được con người ra đi từ châu Phi và sống ở đây thế nào, các nhà nghiên cứu phải khám phá toàn bộ khu dân cư.
Hiện nay, một phần khu dân cư chìm dưới nước trong thời kỳ mực nước biển đóng băng thấp hơn nhiều. Người xưa thích sống gần bờ biển hơn, giống như chúng ta ngày nay.
Phát hiện ngoài cửa sông Verkeån có ý nghĩa quan trọng về khảo cổ học và địa lý.
Chiếc rìu làm bằng gạc nai sừng tấm phát hiện ra tại di chỉ gần 9.000 năm tuổi có những ký tự rất đáng lưu ý.
Chiếc rìu làm bằng gạc nai sừng tấm.
Các bẫy cá có cần bằng cây phi bện có niên đại từ 9.000 đến 8.500 năm phát hiện ra khắp khu vực đã được dùng để bắt rất nhiều cá.
Bản đồ vị trí và biểu đồ niên đại khu dân cư dưới biển ngoài khơi Thụy Điển.
Các nhà nghiên cứu cho biết, đã xác định được thời điểm thời tiết bắt đầu ấm lên trong lúc con người sống sung túc ở đó. Vào mùa hè họ bắt được nhiều cá.
Cái rìu làm bằng gạc nai sừng tấm (ảnh hàng trên và cái bẫy cá có cần bằng cây phi bện (phía trái, bên dưói) và xương ống chân con hươu đỏ.
Nhóm nghiên cứu khoan vào đáy biển và phóng tia phóng xạ carbon vào lõi để hiểu thêm về lịch sử. Họ đã xem xét phấn hoa và tảo cát, vẽ ra bản đồ độ sâu khác nhau của biển.
Bản đồ độ sâu khác nhau của biển cho thấy khu vực trầm tích này giàu chất hữu cơ
Họ tái tạo lại khu vực này và tìm hiểu vì sao trông nó như vây. Họ vẫn chưa biết lúc đó trời nóng hay lạnh, môi trường đã biến đổi thế nào qua thời gian.
Nguồn: Daily Mail