"Thịt nhân tạo" thực chất là gì?

Mai Linh |

Dưới đây là bản chất và quá trình sản xuất thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm mới được Mỹ cấp phép bán trên thị trường.

Vào tháng 6, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã phê duyệt việc sản xuất và bán thịt gà của hai công ty Upside Foods và Good Meat với hy vọng sẽ tiếp thị các loại thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm khác và làm cho tất cả chúng có sẵn trong các siêu thị, nhà hàng. Quyết định của USDA khiến Mỹ trở thành quốc gia thứ hai sau Singapore hợp pháp hóa thứ thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

David Kaplan, giám đốc Trung tâm Nông nghiệp tế bào của Đại học Tufts giải thích: “Thịt nuôi cấy được làm ra bằng cách lấy tế bào từ động vật thường được tiêu thụ bởi con người làm nguồn năng lượng để phát triển”. Bước đầu tiên để tạo ra thịt nuôi cấy là thu thập tế bào động vật, thường thông qua sinh thiết từ động vật, còn sống hoặc mới bị giết mổ, hoặc bằng cách chiết xuất tế bào từ trứng đã thụ tinh. Những tế bào này được đặt trong môi trường nuôi cấy để thúc đẩy chúng nhân lên.

Những tế bào này có thể là tế bào gốc, với khả năng phát triển thành hầu hết mọi bộ phận của động vật. Những tế bào khác được gọi là tế bào vệ tinh, giúp tái tạo và sửa chữa cơ bắp. Một số tế bào có thể nhân lên khoảng 30-50 lần trước khi cần làm sinh thiết mới.

Đặc biệt, “The Holy Grail”, tế bào được Kaplan cùng cộng sự đang phát triển, là các tế bào “bất tử”, thông qua thao tác di truyền hoặc đột biến có thể sinh sôi nảy nở vô tận mà không cần thêm mô động vật mới. Về lý thuyết, kết quả của quá trình này là một sản phẩm có hình dáng, mùi, vị và cảm giác giống như loại thịt mà bạn thường tiêu thụ, với nguồn cung vô tận.

Thịt nuôi cấy được cho là có thể giải quyết nhiều vấn đề được gây ra do quá trình chăn nuôi truyền thống. Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 70 tỷ động vật trên cạn bị giết thịt, trong đó gà chiếm phần lớn. Khoảng 300 triệu gia súc bị giết hàng năm. 80% lợn nái được nuôi trong ngành sản xuất thịt lợn ở Mỹ chỉ sống trong những chiếc cũi nhỏ quá nhỏ, không đủ để xoay người.

Tác động tới môi trường của việc cho tất cả những vật nuôi đó ăn có thể rất nặng nề. 67% các loại cây trồng được trồng ở Mỹ mỗi năm không trực tiếp nuôi sống con người mà được dùng để nuôi gia súc. Đồng thời, ô nhiễm nông nghiệp có thể ảnh hưởng đến nước bề mặt và nước ngầm. Nông nghiệp chăn nuôi chịu trách nhiệm cho 15% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

Tuy nhiên, thịt nuôi cấy cũng có một số những hạn chế nhất định. Marco Springmann, nhà khoa học môi trường tại Đại học Oxford nói rằng năng lượng cần thiết cho quá trình sản xuất lớn đến mức thịt nuôi cấy có lượng khí thải carbon gấp 5 lần so với thịt gà. Đồng thời, thịt nuôi trong phòng thí nghiệm cũng đắt đỏ. Chi phí trên mỗi đơn vị hiện cao hơn đáng kể so với phương pháp truyền thống, theo một phân tích, thịt bò được nuôi trong phòng thí nghiệm có thể đắt gấp tám lần thịt nuôi truyền thống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại