Bệnh ký sinh trùng đang quay trở lại
Nhìn đôi bàn chân bị tổn thương đã đóng vảy của anh N.V.L (Thanh Hóa) khiến cho không ít người tỏ ra e dè và kinh hãi. Đôi bàn chân của anh L. như bị thối thịt, lớp da bong tróc như da rắn do nhiễm giun đũa chó, mèo gây ra.
Cách đây 2-3 năm anh L. xuất triệu chứng ngứa nhiều ở hai chân, anh đã đi khám da liễu ở nhiều nơi nhưng không thể tìm ra bệnh. Do bị ngứa nhiều năm và thường xuyên gãi nên chân anh L. bị chảy nước, lở loét và có dấu hiệu nhiễm trùng. Anh L. tới Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương trong tình trạng chân có tổn thương chân do ngứa.
Kết quả khám bệnh nhân dương tính với giun đũa chó, mèo. Bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân gây ra bệnh giun đũa chó mèo của anh L. do thói quen ăn rau sống. Sau một gian điều trị giun đũa chó, mèo anh L., đã hết ngứa vết thương ở chân đã hồi phục.
Bệnh nhân bị giun đũa chó, mèo sau điều trị tại khoa Điều trị chuyên ngành.
Còn trường hợp bệnh nhân N.Đ.Đ (46 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) được chẩn đoán mắc sán lá gan lớn đã có tổn thương áp xe gan 70x50mm. Trước khi, vào viện bệnh nhân bị đau tức thượng vị, sốt nhẹ, mệt mỏi, sút cân kèm theo rối loạn tiêu hóa.
Anh Đ. cho hay, anh thường có thói quen ăn nhậu với bạn bè nên thường ăn tiết canh, rau sống, thịt sống (nem chua, nem trạo) và hay ăn lẩu. Đầu năm 2018, anh Đ. có biểu hiện sốt nóng và lạnh, anh tự mua thuốc về nhà điều trị 3 ngày cắt sốt.
Cách đây 1 tháng, anh Đ. lại bị tái sốt nóng và lạnh. Điều trị tại nhà không khỏi, anh Đ. tới viện Đa khoa Đông Anh khám và điều trị. Tuy nhiên, 11 ngày sau, các triệu chứng sốt, mệt, tiêu chảy của anh Đ. không giảm.
"Tôi cảm thấy rất mệt mỏi đi không muốn đi, rất tức vùng gan và khó chịu. Sau đó, tôi mới đi làm xét nghiệm chuyên sâu mới biết gan có tổn thương do sán", anh Đ. nói
Bác sĩ cho hay thói quen thường xuyên ăn đồ sống chính là nguyên nhân khiến cho anh Đ. mắc phải căn bệnh sán lá gan lớn. Ngoài ra, anh Đ. còn bị nhiễm giũn đũa chó với chỉ số rất cao.
Bệnh nhân tổn thương gan do sán lá gan lớn.
3 bệnh ký sinh trùng đang gia tăng
Theo Th.BS Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Điều trị chuyên ngành (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) trước kia phương tiện chẩn đoán chưa được hiện đại, một số bệnh về ký sinh trùng bị bỏ sót.
Hiện nay phương tiện chẩn đoán đã tiên tiến hơn nên bệnh ký sinh trùng được phát hiện rất nhiều. Bệnh ký sinh trùng những năm trước được coi là căn bệnh lãng quên nhưng gần đây lại tăng trở lại.
Khoa điều trị của Viện gần đây tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng, nhiều nhất thường là do giun đũa chó mèo. Bệnh nhân gặp triệu chứng ngứa, nổi ban, mề đay... và đã từng đi khám ở các chuyên khoa da liễu, dị ứng nhưng không hiệu quả.
Giun đũa chó, mèo ký sinh ở động vật người là vật chủ bị ký sinh nhầm. Khi vào cơ thể người không có chu kỳ sinh sản nên sẽ có những ấu trùng trong máu. Ấu trùng này sẽ theo đường máu di chuyển tới các bộ phận trong cơ thể và nó ký sinh ở bộ phận nào sẽ gây tổn thương cho bộ phận đó.
Điều trị giun đũa chó mèo phụ thuốc vào khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Có những bệnh nhân sau một đợt dùng thuốc đã có hiệu quả những có những bệnh nhân phải mất từ 3-4 đợt.
Bác sĩ Thọ cho hay số bệnh nhân bị bệnh do ký sinh trùng đang tăng trong những năm gần đây.
"Sau bệnh giun đũa chó mèo thời gian gần đây khoa tiếp nhân khá đông số lượng bệnh nhân bị sán lá gan lớn. Bệnh nhân có những tổn thương ở gan, có khối u ở gan, nguyên nhân gây u là do ký sinh trùng.
Những trường hợp nhiễm sán lá gan lớn phần lớn bệnh nhân đã khám ở những bệnh viện tuyến trung ương chụp CT có những tổn thương gan đã loại trừ ung thư", bác sĩ Thọ nói.
Bệnh nhân khi vào khoa sẽ được thực hiện những xét nghiệm ký sinh trùng một lần nữa nếu kết quả dương tính sẽ được điều trị tẩy sán. Nhiều bệnh nhân nhờ điều trị sán lá gan lớn có hiệu quả nên tránh được can thiệp ngoại khoa (mổ phẫu thuật).
Sau bệnh sán lá gan thì số lượng bệnh nhân mắc ấu trùng sán lợn, một số bệnh khác nữa gặp tương đối nhiều.
"Những căn bệnh về ký sinh trùng cần phải lưu tâm hơn vì biểu hiện mắc bệnh rất đa dạng. Có bệnh nhân đã khám ở những cơ sở tuyến trung ương nhưng bác sĩ chuyên khoa đã lãng quên bệnh về ký sinh trùng.
Khi đã tìm hết các nguyên nhân thì các bác sĩ chuyên khoa mới chợt nghĩ tới bệnh do ký sinh trùng chưa kiểm tra. Bệnh nhân được kiểm tra ký sinh trùng là đúng bị mắc bệnh", bác sĩ Thọ khuyến cáo.
Mỗi một bệnh ký sinh trùng lại gây ra những khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống khác nhau. Ví dụ bệnh nhân ngứa bị ngứa cả ngày, lúc nào cũng phải mang theo thuốc. Hay như bệnh nhân sán lá gan sẽ gây lên những tổn thương ở gan ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phòng bệnh ký sinh trùng bằng cách không ăn đồ ăn sống (rau sống, thịt sống, tiết canh, nem chạo, rau thủy sinh dưới nước), uống nước đun sôi để muội. Thực hiện ăn chín - uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi về sinh là cách phòng bệnh ký sinh trùng tốt nhất. Nên ăn những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ.