Phân khúc xe hạng A tại Việt Nam lâu nay vẫn là sự độc tôn của 2 mẫu xe Kia Morning và Hyundai i10.
Hai mẫu xe này luôn đứng đầu về doanh số bán, được nhiều người sử dụng cho mục đích kinh doanh lựa chọn vì bền bỉ và chi phí vận hạnh tiếp kiệm.
Thế nhưng xuất hiện quá lâu trên thị trường cũng là một nhược điểm. Cả 2 mẫu xe này đều đã lâu không có sự thay đổi lớn nào, cả về nội thất, ngoại thất cũng như các trang bị của xe.
Mới đây, 2 thương hiệu Nhật Bản là Suzuki và Toyota đã giới thiệu tại Việt Nam những mẫu xe hạng A của mình.
Việc ra mắt hai mẫu xe này hứa hẹn mang đến cho người dùng thêm sự lựa chọn bên cạnh những thương hiệu Hàn Quốc đã xuất hiện rất nhiều.
Xe Nhật tiếp tục “nghèo nàn” hơn xe Hàn
Chiếc Celerio được Suzuki giới thiệu từ năm 2014 và đang được sản xuất tại Ấn Độ và Thái Lan. Xe có kich thước chiều dài 3.600mm, rộng 1.600mm và cao 1.540 mm.
Kích thước này nhỏ hơn Hyundai i10 bản hatchback 5 cửa nhưng vẫn rộng hơn một chút so với Kia Morning hiện nay. Phần đầu xe được thiết kế với phần lưới tản nhiệt cong và mạ crôm sáng chạy xuyên suốt giữa 2 đèn pha tạo cảm giác khỏe khoắn.
Đuôi xe của cả Kia và Hyundai khá hiện đại khi bố trí nút mở phía dưới logo sau thì Celerio lại khá “cổ điển” với nút mở tương tự các mẫu ô tô của năm 90.
Nội thất và các trang bị của xe Hàn lâu nay được đánh giá phong phú hơn xe Nhật và điều này tiếp tục đúng với các mẫu xe Hạng A.
Cả Kia Morning và Hyundai i10 đều có các nút chỉnh chức năng giải trí ngay trên vô lăng thì Celerio lại không có gì.
Bảng đồng hồ của 3 mẫu xe tương tự nhau với một đồng hồ lớn thông báo tốc độ, một đồng hồ vòng tua máy và một màn hình nhỏ hiển thị các thông tin về mức tiêu han nhiên liệu, số đang sử dụng, quãng đường.
Hệ thống giải trí trên 3 mẫu xe này chỉ có 4 loa nhưng Kia và Hyundai sử dụng màn hình cảm ứng lớn, tích hợp dẫn đường hỗ trợ đầy đủ tại Việt Nam trong khi Celerio chỉ là một màn hình nhỏ hiển thị bài hát đang phát, chế độ hoạt động.
Tất cả đều hỗ trợ USB, Bluetooth, riêng i10 không còn ổ đĩa CD hay DVD.
Kia Morning được trang bị điều hòa tự động còn i10 và Celerio sử dụng điều hòa chỉnh cơ với 2 chiều nóng lạnh.
I10 và Celerio có hệ thống an toàn tương đương với 2 túi khí phía trước, phanh ABS, trong khi Kia Morning chỉ có 1 túi khí cho người lái.
Celerio phiên bản được mang về Việt Nam có động cơ dung tích 1 lít 68 mã lực và hộp số tự động vô cấp CVT, yếu hơn nhiều 2 mẫu xe còn lại.
Được đánh giá “nhỉnh” hơn Suzuki một chút là Toyota Wigo. Kích thước củae Wigo lớn hơn một chút so với Celerio nhưng vẫn nhỏ hơn i10. Phần đầu của xe có thiết kế khá giống với Yaris 2017, đẹp mắt và hiện đại.
Tuy nhiên toàn bộ dáng xe vẫn ngắn và vuông như hầu hết mẫu xe hạng A trên thị trường mà không kéo dài để có cảm giác thể thao hơn.
Nội thất xe mặc dù hiện đại hơn Celerio nhờ cụm nút điều khiển âm thanh bên trái tay lái nhưng nhìn chung vẫn rất “nghèo nàn”. Điều hòa chỉnh cơ không có chức năng làm ấm, khá bất tiện với miền Bắc Việt Nam và cũng không có những chế độ như sấy kính, thổi gió ở chân hàng ghế đầu như những mẫu xe khác.
Điều hòa của Toyota Wigo còn không thể làm ấm
Toyota cũng sử dụng động cơ dung tích 1 lit cho mẫu xe hạng A này tương tự Celerio nhưng sử dụng hộp số tự động 4 cấp. Xe cho công suất cực đại 65 mã lực tại vòng tua máy 6.000 vóng/phút.
Cả hai mẫu xe được đưa về Việt Nam đều là xe nhập khẩu nguyên chiếc và dự kiến bán từ năm 2018, khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước Asean về 0%. Điều này hứa hẹn giá của cả 2 xe sẽ rẻ hơn cả 2 mẫu xe Hàn đang được lắp ráp CKD trong nước.
Với đặc điểm khách hàng lựa chọn xe hạng A là những người hướng đến sự thực dụng, xe càng nhiều chức năng, càng phổ biến để dễ dàng sửa chữa, càng tiết kiệm khi vận hành sẽ càng được yêu thích. Khó có thể vượt qua Kia và Hyundai về mức độ phổ biến tại Việt Nam lúc này.
Nhưng thương hiệu Nhật với khách hàng Việt Nam vẫn có một sức hút đặc biệt, mặc định những xe này luôn được biết đến với độ bền cao và có thể giữ giá hơn xe Hàn.