Hàng Buồm là một trong những con phố sầm uất và có tiếng của Thủ đô về buôn bán các mặt hàng rượu bia, bánh kẹo nhiều năm nay. Càng cận Tết, bánh kẹo, mứt, hoa quả khô được các tiểu thương bày bán tràn lan. Trong vai người mua hàng, phóng viên đã thử tìm hiểu nguồn gốc các loại bánh kẹo này.
Chuyển sang gian hàng hoa quả khô bên cạnh, cam được giới thiệu là cam Thái, chanh vàng cũng được giới thiệu là chanh Thái, thậm chí vỏ bưởi cũng được giới thiệu là vỏ bưởi Thái, còn sấu non hút chân không được quảng cáo đắt hàng của Việt Nam…
Nhưng tất cả đều không nhãn mác, không bao bì sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ chỉ được biết đến bằng các mảnh giấy viết tay.
Khi được hỏi các sản phẩm này có nhãn mác không? Thì đây là câu trả lời:
Tiếp tục di chuyển sang phố Hàng Giấy, cũng là một trong những con phố đổ buôn bánh mứt kẹo, một hộp bánh được người bán hàng giới thiệu là bánh của vùng lãnh thổ Hồng Kông, Đài Loan. Màu và vỏ hộp bắt mắt và có giá 40k/hộp nên rất đắt khách nhưng lại không thể biết nguồn gốc xuất xứ thật sự của sản phẩm này từ đâu.
Không chỉ có các mặt hàng thực phẩm, theo đúng quy luật, dịp cuối năm, khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, thì cũng là lúc các đường dây làm hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng với các mặt hàng tiêu dùng lại tăng cường hoạt động. Vậy làm thế nào để tìm mua và phân được đúng các mặt hàng tiêu dùng rõ nguồn gốc xuất xứ với những người tiêu dùng bình thường?
Có thể thấy bánh kẹo, sản phẩm tiêu dùng ngoại nhập đã phủ sóng từ đại siêu thị tới chợ truyền thống, mở ra cho người tiêu dùng Việt cơ hội tiếp cận hàng ngoại đa dạng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnh các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại thì vẫn tồn tại những sản phẩm kém chất lượng, mập mờ về nguồn gốc.
Và hơn cả, các loại bánh mứt kẹo trôi nổi trên thị trường còn chưa được kiểm duyệt về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em.