Coober Pedy là một thị trấn nhỏ ở vùng hẻo lánh của miền Nam nước Úc, cách thủ đô Canberra hơn 1.000 dặm.. Vào những năm đầu thế kỷ 20, mỏ opal khổng lồ được phát hiện trong khu vực. Dẫu khí hậu vô cùng khắc nghiệt, người dân vẫn kéo đến đây để khai thác mỏ, biến Coober Pedy thành "thủ đô opal của thế giới".
Đến ngày nay, việc khai thác khoáng sản hiếm này đã bị cấm. Thế nhưng cư dân vẫn chọn ở lại thị trấn khắc nghiệt này và có một nguồn thu thú vị nữa, đó là từ du lịch.
Thị trấn Coober Pedy ở phía trên trông rất hẻo lánh và đơn sơ vì mọi người đều đã xuống đất ở
Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Coober Pedy vô cùng cao. Vào mùa hè, nhiệt độ thường thấy rơi vào khoảng gần 50 độ C. Nước ở đây cũng khá khan hiếm và lượng mưa cực kỳ thấp. Người dân nơi đây phải đi lấy nước ở nguồn cách khoảng 15km mỗi ngày.
Vì quá nóng, mọi người di cư đến thị trấn từ 100 năm trước đã lựa chọn một giải pháp đặc biệt, đó là đào hầm, xây nhà dưới lòng đất.
Việc chui xuống lòng đất ở thực sự đã giúp cư dân của Coober Pedy tránh nóng. Dù bên ngoài nhiệt độ có khắc nghiệt như thế nào, lên đến 50 độ C thì ở bên dưới, nhiệt độ trong lòng đất chỉ khoảng 24 độ C mà thôi.
Việc tìm được nơi trú ngụ mát mẻ hơn đã giúp các người thợ mỏ trụ lại được ở Coober Pedy. Ngày nay, có khoảng 80% dân số thị trấn sống trong các căn nhà dưới lòng đất.
Sau 100 năm, người dân đã xây dựng nên cả một thị trấn ngầm dưới lòng đất
Toàn bộ các ngôi nhà với đầy đủ phòng ngủ, phòng khách, phòng vệ sinh và các công trình thiết yếu khác như hiệu sách, nhà thờ và quán bar đều được lắp đặt trong các bức tường chạm khắc dưới lòng đất của Coober Pedy. Lâu dần, cả một thị trấn dưới lòng đất đã hình thành - một điều khó hình dung trong thế kỷ 21.
Những căn nhà dưới lòng đất Coober Pedy được xây dựng kiên cố, nối nhau qua các cánh cửa như mê cung
Dù sống dưới lòng đất nhưng nhà cửa của người Coober Pedy rất hiện đại chứ họ không hề sống kham khổ như một số người hình dung ban đầu. Những ngôi nhà dưới lòng đất có tất cả các tiện nghi của những ngôi nhà bình thường, từ mạng internet cho đến điện và nước.
Điểm khác biệt duy nhất là chất liệu tường nhà và việc mọi người không được tiếp xúc với ánh mặt trời tự nhiên mà thôi.
Một nhà thờ ở Coober Pedy nằm sâu 17 mét dưới lòng đất
Sự độc đáo của thị trấn miền Nam nước Úc đã thu hút rất nhiều du khách tò mò. Vậy nên giờ đây người dân Coober Pedy còn giàu có nhờ du lịch. Để được xuống ghé thăm nhà cửa của cư dân ở đây, khách du lịch cần phải đóng tiền.
Họ cũng có thể chọn lưu trú tại khách sạn tên Desert Cave ở Coober Pedy. Bên trong khách sạn có quán bar, phòng bi-a, nhà hàng và cả cửa hàng lưu niệm.
Một nhà hàng dưới lòng đất
Khách sạn hoành tráng, đầy đủ tiện nghi được xây dưới lòng đất cho khách du lịch trải nghiệm cuộc sống khác lạ
Nguồn: Insider