Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập cổ đại: Không dạy trẻ sơ sinh nói chuyện, liệu chúng có thể tạo ra ngôn ngữ mới không?

Đức Khương |

Theo thống kê, hiện có hơn 7.000 ngôn ngữ trên thế giới, những ngôn ngữ này bắt nguồn từ khi nào, ở đâu và chúng phát triển như thế nào thì vẫn còn là một bí ẩn khoa học cần được giải đáp.

Ngôn ngữ được hình thành như thế nào? Ngôn ngữ đầu tiên của loài người là gì? Tôi tin rằng rất nhiều người đã từng có câu hỏi kiểu này trong đầu mà vẫn chưa có câu trả lời, hoặc trong lòng họ cũng không biết chắc câu trả lời. Trong lịch sử, người xưa cũng cảm thấy tò mò về loại câu hỏi này. Không chỉ vậy, họ còn dám làm cả những thí nghiệm để giải đáp thắc mắc này.

Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập cổ đại: Không dạy trẻ sơ sinh nói chuyện, liệu chúng có thể tạo ra ngôn ngữ mới không? - Ảnh 1.

Theo cuốn "Lịch sử tập II" của nhà sử học Hy Lạp cổ đại Herodotus, khoảng 2.600 năm trước, có một vị Pharaoh tên là Psammetichus ở vùng đất Ai Cập cổ đại đã cảm thấy rất tò mò về thế giới, đặc biệt là về nguồn gốc của ngôn ngữ. Ông luôn đặt ra câu hỏi "ngôn ngữ nguyên thủy" (ngôn ngữ đầu tiên) của thế giới là loại ngôn ngữ nào, và quốc gia lâu đời nhất trên thế giới là quốc gia nào?

Tất nhiên, vị Pharaoh đã nghi ngờ như vậy là có lý do, việc tìm ra câu trả lời là để chứng minh sự vượt trội của quốc gia của mình và đạt được yêu sách chính đáng để thống trị các quốc gia khác.

Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập cổ đại: Không dạy trẻ sơ sinh nói chuyện, liệu chúng có thể tạo ra ngôn ngữ mới không? - Ảnh 3.

Người Ai Cập cổ đại luôn tin rằng họ là dân tộc cổ đại nhất trong số tất cả các dân tộc của loài người thời điểm bấy giờ, và ngôn ngữ của họ là nguồn gốc của ngôn ngữ loài người, các quốc gia và lực lượng chính trị xung quanh khác đều là hậu duệ của người Ai Cập cổ đại. Họ tự coi mình là những người có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới, vì vậy Pharaoh Psammetichus muốn chứng minh điều đó.

Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập cổ đại: Không dạy trẻ sơ sinh nói chuyện, liệu chúng có thể tạo ra ngôn ngữ mới không? - Ảnh 4.

Vậy làm thế nào để chứng minh điều đó? Theo ý tưởng của Pharaoh, mọi người sử dụng ngôn ngữ để phân biệt và xác định quốc tịch của mình, miễn là có thể chứng minh rằng tiếng Ai Cập cổ đại là "ngôn ngữ gốc"- tức là ngôn ngữ đầu tiên trên thế giới. Như vậy, có thể chứng minh rằng người Ai Cập cổ đại là quốc gia lâu đời nhất trên thế giới, ngôn ngữ của họ cũng là ngôn ngữ đầu tiên của nhân loại và là cội nguồn của tất cả các dân tộc. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao lòng tự tôn dân tộc cho họ.

Ngoài ra, nếu chứng minh được điều đó thì Ai Cập cổ đại có thể tuyên bố rằng những người thuộc các nhóm dân tộc khác đều được tiến hóa từ người Ai Cập cổ đại, và cũng có thể yêu cầu tính hợp pháp của chế độ cai trị đối với các nhóm dân tộc khác.

Theo đó, Pharaoh có thể khẳng định được rằng dù những người thuộc các nhóm dân tộc khác không còn nói tiếng Ai Cập, nhưng họ cũng là con cháu của người Ai Cập cổ đại, vì vậy Pharaoh sẽ có quyền cai trị họ một cách "hợp pháp".

Vậy để đạt được những mục tiêu này, trước tiên Pharaoh phải chứng minh được phỏng đoán của mình là đúng, do đó vị Pharaoh này đã ra lệnh bắt đầu một cuộc thử nghiệm.

Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập cổ đại: Không dạy trẻ sơ sinh nói chuyện, liệu chúng có thể tạo ra ngôn ngữ mới không? - Ảnh 5.

Đầu tiên, họ sẽ tìm hai đứa trẻ sơ sinh, giao cho một người chăn cừu nuôi dưỡng tại một nơi biệt lập, cách xa đám đông. Trong đó có một đứa được cho là giao cho một người phụ nữ bị cắt lưỡi nuôi dưỡng từ trước.

Người chăn cừu chỉ được nuôi dạy hai đứa trẻ này, nhưng không được dạy chúng nói năng, không được nói trước mặt chúng, và không được tiếp xúc người ngoài, để chúng cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài nhằm khiến chúng không thể tiếp cận với bất kỳ ngôn ngữ nào của con người trước khi biết nói.

Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập cổ đại: Không dạy trẻ sơ sinh nói chuyện, liệu chúng có thể tạo ra ngôn ngữ mới không? - Ảnh 6.

Vào thời kỳ này, lũ trẻ phải sống trong một túp lều không có người, và nhờ người chăn cừu cho chúng ăn. Người chăn cừu sau đó sẽ theo dõi hành vi của chúng và báo cáo cho Pharaoh ngay khi hai đứa trẻ có thể nói bất cứ điều gì.

Đó là bởi vì Psammetichus chỉ muốn biết những từ đầu tiên mà một đứa trẻ có thể nói mà không được dạy hoặc nghe thấy bất kỳ ngôn ngữ nào có phải là tiếng Ai Cập cổ đại hay không.

Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập cổ đại: Không dạy trẻ sơ sinh nói chuyện, liệu chúng có thể tạo ra ngôn ngữ mới không? - Ảnh 7.

Tại sao lại như vậy? Vị Pharaoh này tin rằng ngôn ngữ được nói bởi những đứa trẻ chưa được dạy ngôn ngữ nào chắc chắn là ngôn ngữ gốc, ngôn ngữ đầu tiên do thần linh ban tặng cho con người. Nếu đứa trẻ nói tiếng Ai Cập, chắc chắn tiếng Ai Cập là ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới! Theo đó, người Ai Cập sẽ là những người có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới! Điều này gián tiếp chứng minh rằng các quốc gia khác trên thế giới đều là con cháu của người Ai Cập cổ đại.

Theo thời gian, dần dần, hai đứa bé cùng nhau lớn lên trong một thế giới không có ngôn ngữ, chúng ăn ngủ cùng nhau và chơi đùa cùng nhau. Vài năm sau, hai đứa bé lớn dần và biết đi, nhưng chúng không biết nói, cho đến một ngày khi người chăn cừu mở cửa cho hai đứa trẻ ăn, cả hai đứa trẻ đều chạy về phía anh ta dang rộng hai tay và hét lên một tiếng: "Bekos" (βεκόϛ).

Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập cổ đại: Không dạy trẻ sơ sinh nói chuyện, liệu chúng có thể tạo ra ngôn ngữ mới không? - Ảnh 8.

Nghe thấy những đứa trẻ có thể nói ra những từ đầu tiên, người chăn cừu đã ngay lập tức báo cáo sự việc và thề rằng mình chưa bao giờ nói chuyện với hai đứa trẻ, cũng như không cho chúng tiếp xúc với bất kỳ ngôn ngữ nào khác.

Psammetichus khi biết được điều này đã cảm thấy rất vui mừng và nhờ người chăn cừu mang hai đứa trẻ đến gặp mình để có thể tận tai nghe thấy những từ mà hai đứa trẻ này nói. Và mục đích chính là tìm hiểu xem từ "bekos" (βεκόϛ) nghĩa là gì, nó thuộc ngôn ngữ nào và chính xác nó đến từ đâu.

Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập cổ đại: Không dạy trẻ sơ sinh nói chuyện, liệu chúng có thể tạo ra ngôn ngữ mới không? - Ảnh 9.

Các chuyên gia ngôn ngữ học thời điểm đó đã phải ngày đêm tìm kiếm từ các cuốn sách cổ và tìm kiếm lời tiên tri của các dân tộc khác nhau.

Cuối cùng, những nỗ lực đã được đền đáp. Nhưng kết quả này lại làm pharaoh Ai Cập thất vọng, bởi vì thí nghiệm không chứng minh rằng ngôn ngữ của dân tộc mình là nguồn gốc của ngôn ngữ loài người, nhưng chứng minh rằng từ mà hai đứa trẻ đó nói có nghĩa là "bánh mì" và ngôn ngữ của người Phrygia là mới ngôn ngữ nguyên thủy lâu đời nhất của con người, ít nhất là theo ý tưởng của vị Pharaoh này.

Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập cổ đại: Không dạy trẻ sơ sinh nói chuyện, liệu chúng có thể tạo ra ngôn ngữ mới không? - Ảnh 10.

Tuy nhiên, theo quan điểm khoa học và ngôn ngữ học hiện đại thì thí nghiệm của Pharaoh và quan điểm của ông là hoàn toàn sai, bởi vì ngôn ngữ không thể tự nhiên được sinh ra. Việc tạo ra ngôn ngữ đòi hỏi con người phải sống theo nhóm, nó cũng đòi hỏi một quá trình tiến hóa và tích lũy lâu dài.

Nếu một đứa trẻ chỉ được lớn lên trong một môi trường im lặng ngay từ khi nó được sinh ra, ngay cả khi nó có bạn đồng hành thì nó cũng không thể tạo ra ngôn ngữ mới!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại