Như vậy, chỉ sau 17 ngày, đã có hai con tê giác được sinh ra tại Vinpearl Safari, điều chưa từng xảy ra ở Việt Nam trong ít nhất 10 năm trở lại đây.
Chú tê giác mới sinh có tên khoa học là Ceratotherium simum (thuộc họ White Rhinoceros), phân bố chủ yếu ở Đông Bắc và miền Nam Châu Phi. Đây là một trong 5 loài tê giác hiếm hoi còn tồn tại trên thế giới hiện nay.
Tê giác bố mẹ được đưa về gia nhập Vinpearl Safari Phú Quốc trong cùng một thời điểm và nhanh chóng ghép đôi, thai kỳ kéo dài hơn 16 tháng.
Mặc dù là loài sinh sản khá dễ dàng trong điều kiện sống tự nhiên, nhưng việc sinh con của tê giác trắng Châu Phi tại các công viên bảo tồn được ghi nhận ở tỉ lệ rất thấp.
Tại khu vực Đông Nam Á, tính từ năm 1973, mới chỉ có 10 con tê giác trắng được sinh ra tại vườn thú Sing Zoo (Singapore) và 4 con chào đời tại vườn thú Taman Safari của Malaysia.
Một gia đình khỉ sóc đang chơi đùa tại khuôn viên xanh mát của Vinpearl Safari Phú Quốc
Chính vì thế, việc liên tiếp đón 2 ca sinh nở thành công của loài tê giác trắng Châu Phi chỉ trong 17 ngày đã chứng minh Vinpearl Safari thực sự là môi trường lý tưởng, gần gũi tự nhiên và có chế độ chăm sóc hoàn hảo dành cho các loài động vật hoang dã.
Đây mới là con tê giác thứ 3 chào đời trong gần 1 thập kỉ qua tại Việt Nam.
Vượn cáo đuôi khoang con tắm nắng trên lưng mẹ
Bên cạnh tê giác, Vinpearl Safari còn liên tục đón nhận những tin vui đặc biệt. Ngày 2/3/2019 tại Vinpearl Safari Nam Hội An, bầy thiên nga trắng cổ đen cũng ấp nở thành công hoàn toàn tự nhiên, đem đến cho vườn thú 5 con quý hiếm mới. Đây cũng là loài đòi hỏi những điều kiện ngặt nghèo mới có thể ấp trứng và sinh nở ổn định.
Bầy thiên nga trắng cổ đen con được ấp nở tại Vinpearl River Safari Nam Hội An
Như vậy, từ 2018 đến nay, Vinpearl Safari Phú Quốc đã chào đón khoảng 370 "thành viên nhí" thuộc các loài động vật hoang dã.
Vinpearl Safari Nam Hội An sau một năm hoạt động cũng đã đón gần 100 con mới, trong đó có rất nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm như tê giác, hà mã, hổ Belgan, linh dương sừng mác, khỉ đầu chó Olive, vượn cáo đuôi khoang, vượn cáo trắng đen…
Con linh dương Nyala vừa chào đời
Đánh giá về môi trường sống và chế độ chăm sóc tại Vinpearl Safari Phúc Quốc, ông Dave Morgan – Giám đốc vùng Wild Welfare (Tổ chức phúc trạng động vật hoang dã) cho biết: “Về tổng thể, Vinpearl Safari đang có điều kiện sống và chăm sóc lí tưởng cho các loài động vật.
Dê lùn Châu Phi con đang vui chơi cùng khách
Hầu hết các khu vực sinh sống của các loài thú đều rất đầy đủ. Tôi chắc chắn rằng với tiềm năng của mình, Vinpearl Safari sẽ trở thành Công viên bảo tồn kiểu mẫu của khu vực. Đây là cơ sở bảo tồn động vật hoang dã vô cùng quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á”.
Việc hàng trăm loài thú, đặc biệt rất nhiều loài thú quý hiếm liên tục chào đời tại các vườn thú Vinpearl Safari hoàn toàn không phải là quá trình ngẫu nhiên.
Để có được những thành quả như ngày hôm nay, Vinpearl Safari đã chứng minh sự nghiêm túc ngay từ những ngày đầu thành lập, với mục tiêu đưa các vườn thú Safari thực sự là ngôi nhà của muôn loài.
Vinpearl Safari đã cùng bắt tay với Hiệp hội Vườn thú Đông Nam Á – SEAZA và Hiệp hội vườn thú Việt Nam – VZA chú trọng vào việc nâng cao phúc trạng động vật nhằm đen đến tiêu chuẩn sống tốt nhất cho động vật.
Công viên chăm sóc và bảo tồn động vật có quy mô lớn hàng đầu khu vực cũng hợp tác với các đối tác và các vườn thú có kinh nghiệm khắp nơi trên thế giới như Tổ chức phúc trạng động vật hoang dã Wild Welfare, Hiệp hội vườn thú Úc, vườn thú Hellabrunn (Đức) để trở thành ngôi nhà bảo tồn cho các loài thú hoang dã, quý hiếm trên khắp năm châu.
Công viên chăm sóc và bảo tồn động vật Vinpearl Safari Phú Quốc (Vinpearl Safari) chính thức đưa vào hoạt động vườn thú giai đoạn một với quy mô 380 ha từ cuối 2015. Hiện nay, Vinpearl Safari là thành viên của Hiệp hội Vườn thú Đông Nam Á (SEAZA), Hiệp hội vườn thú Việt Nam (VZA) và Hệ thống thông tin loài quốc tế (International Species Information System), nhằm đảm bảo cho động vật nuôi thả trong quần thể có được phúc trạng tốt nhất. V
ườn thú có hơn 3.000 cá thể thuộc hơn 150 chủng loài, được sưu tầm, bảo tồn từ các động vật hoang dã quý hiếm địa phương, đồng thời quy tụ từ nhiều vùng địa sinh học đặc trưng trên thế giới như Nam Phi, châu Âu, Austarlia, Mỹ...
Tê giác trắng Châu Phi: Dù được gọi với tên quen thuộc là tê giác trắng Châu Phi nhưng da của loài này lại có màu nâu, xám hoặc đen, miệng rộng có 2 sừng và bướu lớn phía sau cổ.
Theo các chuyên gia của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á, việc mang thai và sinh nở của tê giác khó khăn chủ yếu do quá trình mang thai kéo dài từ 16 – 18 tháng có nhiều rủi ro cần lịch trình chăm sóc, theo dõi sát sao, hệ thống chuồng trại phải rộng rãi, đủ chuẩn tê giác mới sinh sản.
Không chỉ có vậy, việc ghép cặp, tạo điều kiện giao phối của tê giác cũng đòi hỏi sự chuẩn bị tỉ mỉ, kỹ lưỡng của đội ngũ chuyên gia, bác sỹ chăm sóc.