Đội tuyển Kata đồng đội nữ thua đội chủ nhà Myanmar bởi trọng tài thiên vị. Ánh Viên mất HCV vì VĐV Singapore phạm luật nhưng vẫn được trọng tài bỏ qua. VĐV từng 3 lần vô địch thế giới, 8 lần vô địch Châu Á, Phạm Văn Mách chỉ giành HCĐ do bị nước chủ nhà bật sai nhạc khi thi đấu. Rồi Thanh Phúc chỉ về nhỉ ở môn đi bộ 20km do VĐV của đội chủ nhà… chạy bộ.
Chỉ trong vòng 2 ngày trở lại đây những thông tin đầy ấm ức ấy liên tục bay về Việt Nam. Rõ ràng, trong bất kì hoàn cảnh nào thì chuyện oan ức, không công bằng cũng khiến con người ta cảm thấy rất khó chịu. Đặc biệt trong lĩnh vực thi đấu thể thao vốn luôn đề cao sự cao thượng, trung thực thì điều ấy càng không thể chấp nhận.
Nhưng sự thực thì đây là những câu chuyện không hề mới tại SEA Games. Nếu không muốn nói nó đã trở thành chuyện thường ở huyện. Ở bất kì SEA Games nào cũng xảy ra việc xử ép hay thiên vị. Điều đó gần như còn đã trở thành “đặc sản” làm nên thương hiệu “ao làng” của giải đấu này.
Hãy biết chấp nhận đau thương và coi đó là chuyện bình thường
Tất cả NHM cũng như các quan chức thể thao hay VĐV đều biết sự nhố nhăng ấy. Nhưng vấn đề là chính chúng ta vẫn tham dự, thậm chí đặt trọng tâm vào Sea Games. Thế nên, ở khía cạnh nào đó, cũng chẳng cần phải quá ấm ức về chuyện bị xử ép. Đơn giản bởi khi tham gia, nghĩa là chúng ta đã nghiễm nhiên phải chấp nhận cả luật lẫn lệ của SEA Games. Trên thực tế, không chỉ có đoàn Việt Nam mà bất kì đoàn nào cũng có thể gặp cảnh ngang trái ở giải đấu này.
Chúng ta hoàn toàn có thể có những sự lựa chọn khác. Ví dụ không tham gia hoặc tham gia một cách hạn chế để đỡ “mua bực mình vào người”. Nhưng điều đáng nói là chính những nhà làm thể thao dường như vì không đủ lực để vươn lên những đỉnh cao mới, nên vẫn rất máu mê với việc cạnh tranh thành tích ở SEA Games. Để rồi lại phải hứng chịu những thứ bất công từ đấu trường này.
Có lẽ đã đến lúc nhìn nhận lại vai trò của SEA Games. Nên chăng hãy chỉ coi nó là một cuộc chơi, một ngày hội theo đúng như bản chất của nó, thay vì đặt nặng mục tiêu máu mê đua tranh huy chương. Thật ra, việc có giành thêm một vài HCV ở giải đấu này có nghĩa lý gì đâu, nếu ở những đấu trường như Asiad hay Olympic tất cả chỉ là một con số 0 tròn trĩnh!
- Cận cảnh chấn thương của hoa khôi wushu Thúy Vi
- SEA Games 27: Muôn vẻ buồn - vui từ những chấn thương
- Vô địch SEA Games, U23 Việt Nam "ẵm" ngay 2 tỷ
- Từ chuyện dùng côn... Trung Quốc: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
- Cấm giành huy chương & những quy định "dị" của đoàn TT Việt Nam
- Mạc Hồng Quân: Cầu thủ Việt kiều đầu tiên ghi bàn tại SEA Games
- Chân dung "cô gái vàng" Dương Thúy Vi
- SEA Games 27 và những chuyện hài hước "cười ra nước mắt"
- Giật trộm HCV, "Tào tháo đuổi"... chỉ có ở SEA Games