Nhưng, chí ít cái cách mà ban huấn luyện đội bóng này khẳng định: “Chúng tôi cần cầu thủ chứ không cần ngôi sao” khiến người hâm mộ cảm thấy yên tâm.
Quốc Phương thi đấu hay không? Chuyên môn tốt không? Câu trả lời là tốt. Cầu thủ Thanh Hoá này đã từng có mặt trong đội hình U19 lọt vào vòng chung kết giải U19 châu Á. Cầu thủ này dù còn trẻ nhưng đã được thử lửa tại V-League và để lại dấu ấn của mình, được coi như lứa cầu thủ tiềm năng cho SEA Games. Nhưng lần này, Quốc Phương đã vi phạm kỷ luật, ban huấn luyện đội U21 đã chọn cách loại thẳng Quốc Phương. Họ tuyên chiến với bệnh “sao”.
Nhưng, việc loại Quốc Phương ở giải U21 có vẻ như chỉ là án điểm bởi ban tổ chức giải đấu này đề cao tính sự nghiêm túc, fair–play từ các cầu thủ trẻ. Điều đáng nói là, cách dùng người của VFF đang có vấn đề.
Ví dụ rất cụ thể, khi mà các cầu thủ ở đội tuyển quốc gia cố gắng tập luyện ở Việt Nam. Khi mà huấn luyện viên Nguyễn Văn Sỹ phải ra sức để tìm phương án lắp ghép đội hình làm sao cho tốt nhất. Và khi cả đội tuyển quốc gia vất vả di chuyển sang Qatar để thi đấu với áp lực nặng nề, làm sao để có kết quả tốt nhất chứ không lời gièm pha, so sánh với đội U19 lại ập lên họ. Lúc đó, Công Vinh đang tập luyện cùng câu lạc bộ ở Nhật, lý do anh không cùng đội tuyển quốc gia thi đấu giao hữu ở Qatar được là bởi “câu lạc bộ không đồng ý”.
Công Vinh chỉ tập trung cùng đồng đội ở trận đấu chính thức với Uzbekistan. Việc Vinh sang cùng đội tuyển là điều tốt, đáng ghi nhận nhất là khi VFF triệu tập anh. Tuy nhiên, việc cứ phải hoắng lên để tìm phương án, làm sao để Công Vinh có mặt trong trận thi đấu lại khiến không ít các cầu thủ chạnh lòng. Tiền đạo Anh Đức, người đã chơi rất nỗ lực để hoà nhập với đội tuyển, để ăn ý với Trọng Hoàng.
Nhưng giờ, khi mà Công Vinh xuất hiện, ban huấn luyện đã phải trấn an, Công Vinh chỉ vào sân ở hiệp 2, ra sân trước vẫn là Anh Đức để các cầu thủ còn lại an lòng. Nên nhớ, đây là giải đấu mà Việt Nam đã hết hy vọng, chính vì vậy sự nỗ lực của tập thể đội tuyển suốt thời gian qua để vẫn có kết quả tốt nhất càng cần được trân trọng hơn chứ không phải, sự xuất hiện của ngôi sao nào đó mới là điều đáng quý.
Đây phải chăng là tình trạng quá “quý” ngôi sao đang được VFF giúp sức tồn tại.
Và cũng bởi vì cách làm kỳ quặc theo kiểu “quý ngôi sao” này mà đội tuyển U23 Việt Nam đang phải thi đấu tập huấn tại Myanmar trong tình trạng thiếu hụt lực lượng. Bất chấp giải đấu chính thức tại SEA Games sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 này, hai cầu thủ Bửu Ngọc và Văn Thắng vẫn phải lên đường cùng đội tuyển để tham dự trận giao hữu tại Qatar sau đó vòng sang Uzbekistan.
Nghĩa là, trong lúc này các cầu thủ còn lại ở U23 phải cố gắng gồng gánh, phải cố gắng thi đấu cho tốt ở hai vị trí mà Văn Thắng và Bửu Ngọc để trống, dù biết chắc khi hai cầu thủ này quay về, họ tiếp tục lại phải làm dự bị ở những trận đấu chính thức.
Với cách làm này, đừng hỏi vì sao cứ có chuyện các cầu thủ tìm cách trốn mỗi lần tập trung. Đơn giản thôi, họ sợ cứ phải đóng vai người thừa vì cái cách ưu ái, đóng khung nhân sự của VFF. Không phải vô cớ ông Nguyễn Văn Vinh đã nhận định, chẳng ở đâu như ở ta, cứ thành ngôi sao thì chẳng bao giờ sợ mất chỗ, chính điều này làm suy yếu các đội tuyển đấy thôi.