Thiệt mạng vì yêu, ghét Real và Barca!

Theo TTVH |

Tại một đất nước bom đạn, khói lửa tàn phá nhiều thứ, tình yêu bóng đá vẫn tồn tại. Tây Ban Nha dù xa hàng ngàn dặm so với Iraq, nhưng khi có Kinh điển Real Madrid-Barcelona, cảm xúc ở đây chẳng khác gì xứ đấu bò.

Mỗi lần Real MadridBarcelona chạm trán, đường phố vắng bóng người bởi tất cả đã đổ xô đến chiếm chỗ tại các quán cà phê, còn các kênh truyền hình thì tạm dừng chương trình phát sóng như thường lệ để dành “đất” cho các buổi bình luận hay phân tích đội hình ra sân.

Sau khi trận cầu kết thúc, đường phố lại ngập người, họ reo hò cổ vũ mừng chiến thắng của đội bóng yêu quý, ngồi lên những chiếc xe chật kín người, vẫy cờ, những chàng trai còn thò đầu ra ngoài cửa xe để bày tỏ sự phấn khích.

Những gì được miêu tả ở trên không phải ở Barcelona hay Real Madrid mà là Erbil, thủ phủ của vùng Kurdistan, Iraq.

Băng rôn in màu cờ của Barcelona và Real Madrid tại một cửa hiệu ở Iraq

Không chỉ là Kinh điển

Iraq là đất nước thường xuyên xảy ra xung đột chính trị và tôn giáo và tại Kurdistan, vùng đất có người Kurd sinh sống, mâu thuẫn giữa các phe phái thậm chí còn căng thẳng hơn. Nhưng với bóng đá ở đây, chỉ có hai, Real Madrid hoặc Barcelona.

Ảnh của hai đội bóng được dán khắp nơi trên các tuyến đường. Các cửa hiệu đặt tên theo Barca hay Real và mọi người đua nhau mặc áo đấu. Người Kurd dường như chẳng quan tâm đến bóng đá của quốc gia Hồi giáo mà chỉ ấn tượng với hai đội bóng hàng đầu tại Tây Ban Nha.

Trong một quán cà phê ở Ankawa (một ngã tư ở Erbil),  anh Mustapha Ergushi tâm sự rằng Barca chính là một phần cuộc sống của mình. Anh chia sẻ về niềm đam mê túc cầu của người dân nơi đây: Người Kurd đã thay đổi trong nhiều năm qua. Trước đây, họ không có khả năng biểu hiện cảm xúc và tình yêu của mình. Bây giờ, họ thoải mái thể hiện những gì đã phải chôn chặt bấy lâu nay”.

Mustapha cũng kể rằng sau mỗi trận Kinh điển, anh và chúng bạn thường ăn mừng tới tận sáng hôm sau nếu như Barca giành chiến thắng. Nhưng Kinh điểnIraq không chỉ giới hạn ở sự giao tranh nơi sân cỏ. Ở đó, còn có cả phân biệt giàu nghèo lẫn những cuộc chiến đẫm máu.

Khi tình yêu biến thành thù hận

Nhà báo Abdulla Hawez cho biết việc chọn Barcelona hay Real Madrid tại Iraq cũng có mối liên hệ đến sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội. “Những ai giàu có thường là cổ động viên của Real Madrid trong khi người nghèo hơn lại thích Barcelona.

Có lẽ cũng xuất phát từ đây đã dẫn đến sự xô xát thường xuyên giữa hai nhóm CĐV của Barcelona Real Madrid. Tại Erbil, có những khu vực mà fan Real Madrid bị cấm đến và những khu vực khác ngược lại. “Nơi đây là của fan Real, người hâm mộ Barca bị cấm” - một chàng trai trẻ nói trong làn khói thuốc ở quán cafe Naight thuộc Iskan.

Goban Askeri, người làm việc trong một quán cafe khác thì tự hào trưng áo đấu của Barca và tuyên bố: “Tôi không thể sống chung với fan Real”. Người này cũng thừa nhận đã nhiều lần đánh nhau chỉ vì bảo vệ Barcelona. Chuyện đó quá thường nhật ở Iraq. Nhưng đến khi mâu thuẫn biến thành thù hận và gây ra án mạng thì thực sự đã gióng lên hồi chuông báo động.

Fan túc cầu trên toàn thế giới đã thực sự bàng hoàng khi hay tin hôm thứ Hai vừa qua, một "culé" ở Madaen- một ngôi làng cách thủ đô Baghdad khoảng 30km về phía Nam- đã lớn tiếng cãi vã với một người bạn là "madridista" của mình trong một quán trò chơi điện tử. Mâu thuẫn tăng cao và CĐV Barca đã xuống tay, giết chết người bạn của mình.

Nguồn tin từ Bộ nội vụ Iraq cho hay hung thủ đã dùng dao đâm nhiều nhát vào vùng cổ và bụng nạn nhân. Phẫn nộ trước hành động mất nhân tính, các nhân chứng xung quanh đã phối hợp bắt giữ hung thủ giao cho cảnh sát. Từ một người hâm mộ bóng đá, hung thủ đã trở thành tội phạm và sắp tới sẽ phải đứng trước vành móng ngựa.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra xung đột giữa CĐV BarcaReal tại Iraq. Tháng tư năm ngoái, hai nhóm CĐV cũng hỗn chiến với nhau và làm hàng chục người bị thương.

Bóng đá là môn thể thao tập thể, kết nối cộng đồng. Ở đó không ai muốn và không được phép tồn tại sự chia rẽ cá nhân. Với fan cũng vậy, điều các cầu thủ mong muốn ở họ là sự ủng hộ nhiệt thành, sát cánh bên nhau để túc cầu ngày càng phát triển và đẹp hơn.

Barca và Real tranh giành ảnh hưởng

Kurdistan, số lượng fan Barca đông hơn so với fan Real. Nguyên do một phần bởi người đứng đầu, ông Massoud Barzani hâm mộ cuồng nhiệt đội chủ sân Camp Nou và từng được đích thân Chủ tịch Perez gửi tặng áo đấu, một phần khác bởi người Kurdistan cho rằng Catalunya cũng là khu tự trị giống như họ. Nhưng Real vẫn đang nỗ lực để tăng lượng fan ở đây. Việc làm đầu tiên của họ là ký thỏa thuận với Chính quyền Erbil để xây dựng tại đó một học viện bóng đá

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại