Thần kiếm huyền bí được thèm khát nhất lịch sử Nhật Bản

Tiểu Mã |

Ở xứ Mặt trời mọc có một thanh kiếm huyền thoại bị mất tích mà bất kỳ kiếm sĩ nào cũng mơ ước sở hữu, đó là Masamune.

Màn đấu kiếm có một không hai

Thanh kiếm Masamune được đặt tên theo người đã chế tác ra nó - Goro Nyudo Masamune - thợ rèn kiếm lừng danh nhất Nhật Bản, sống vào cuối thế kỉ 13 đầu thế kỉ 14, được mệnh danh là một “thiên tài”.

Cùng với “tà kiếm” Muramasa thì Masamune chính là bảo kiếm huyền thoại được các kiếm sĩ Nhật Bản thèm khát nhất. Thậm chí Masamune còn được đánh giá cao hơn Muramasa.

Trong khi Muramasa từng bị coi là thứ “yêu kiếm”, một loại vũ khí “khát máu” thì ngược lại, Masamune là biểu tượng của sự hướng thiện, vị tha.

Masamune là một báu vật quốc gia của Nhật Bản.
Masamune là một báu vật quốc gia của Nhật Bản.

Theo chuyện kể, giữa hai thanh kiếm huyền thoại này đã từng có màn “tỉ thí khá lạ lùng. Người ta đã làm thí nghiệm xem giữa hai “bảo bối” này, đâu mới là thanh kiếm tuyệt đỉnh nhất.

Họ nhúng hai thanh kiếm xuống suối, sau đó thả những chiếc lá lên lưỡi kiếm. Kết quả, thanh kiếm Muramasa đã gây sửng sốt bởi ngay khi vừa chạm nhẹ vào lưỡi kiếm, nhưng chiếc lá dễ dàng bị cắt ngọt làm đôi.

Tuy nhiên, thanh kiếm Masamune mới thực sự lạ lùng bởi chẳng hiểu vì sao những chiếc lá đã không thể rơi trúng lưỡi kiếm.

Thấy vậy, những tín đồ của Muramasa đã lên tiếng cười nhạo cho rằng tài nghệ rèn kiếm của Masamune hóa ra cũng chỉ là thứ hư danh.

Tuy nhiên, một vị cao tăng sau khi chứng cuộc thi đã giải thích: thanh gươm đầu tiên quả là thứ sắc bén nhất tuy nhiên nó là một thứ vũ khí “khát máu”, không thể phân biệt chính tà và sẵn sàng tước đi sinh mạng của bất kỳ sinh linh nào.

Ngược lại thanh gươm thứ hai mới thực sự là vật báu bởi nó có linh hồn và không làm tổn thương những sinh linh vô tội.

Tất nhiên, câu chuyện trên chỉ là một giai thoại nhưng có thể thấy với giới “trong nghề”, Muramasa dù là cây kiếm tuyệt đỉnh nhưng nó vẫn không thể so sánh được với thanh bảo kiếm Masamune.

Một số tài liệu có mô tả về Masamune rằng thanh kiếm này dài 105cm, nặng khoảng 1,2kg, được rèn theo một công thức bí truyền.

Cũng chính vì đã mất tích nên cho tới ngày nay, người ta chưa thể nghiên cứu để xem thành phần cấu tạo của thanh kiếm này ngoài thép thì còn gồm những chất liệu gì.

Sự mất tích bí ẩn

Ra đời từ thế kỷ 14 tuy nhiên, đến nay không ai tìm thấy dấu vết của Masamune mặc dù nó vẫn được coi là một báu vật ở Nhật Bản.

Theo một số tài liệu, cổ vật này có thể đã bị mất tích vào thời điểm cuối Chiến tranh thế giới thứ 2.

Trước đó Masamune được mọi người tôn sùng bởi ngoài chất lượng tuyệt đỉnh, nó còn trở thành biểu tượng cho chế độ Mạc phủ (Tướng quân Shogun – còn gọi là Mạc chúa) ở thời kỳ Edo (1603 - 1868).

Masamune từng là thứ "bảo bối" được các Shogun truyền lại cho nhau qua từng thế hệ trong gia tộc. Năm 1939, Masamune chính thức được công nhận là một báu vật quốc gia của Nhật Bản.


Đến nay người ta không tìm thấy tung tích của Masamune.

Đến nay người ta không tìm thấy tung tích của Masamune.

Cho đến khi chịu thất bại tại Thế chiến 2 (năm 1945), có hàng triệu vũ khí của Nhật Bản bị phá hủy bao gồm hàng vạn thanh kiếm và đây là nguyên nhân người ta cho rằng Masamune đã chính thức biến mất.

Theo đánh giá của các chuyên gia tại Nhật Bản, nếu thanh kiếm Masamune được phát hiện, chắc chắn nó sẽ có giá hàng chục triệu USD.

Tuy nhiên đến nay, đây vẫn chỉ là giấc mơ của nhiều nhà sưu tập cổ vật và cả những kiếm sĩ.

Tuy nhiên, một số nguồn tin khác tại Nhật Bản lại khẳng định thực chất báu vật này đã nằm trong tay những binh sĩ Mỹ và rất có thể nó vẫn còn tồn tại.

Trong suốt nhiều năm qua, đã có rất nhiều kiếm sĩ và cả nhà sưu tầm cổ vật truy tìm tung tích của Masamune.

Có khá nhiều thanh kiếm quý được rao bán tuy nhiên vẫn chưa thấy bóng dáng Masamune.

Vì thế, mặc dù là một báu vật quốc gia tuy nhiên đến nay tung tích của bảo kiếm này vẫn còn là một điều bí ẩn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại