Tăng đầu tư cho bóng đá nữ: Hãy vừa phải!

Thành tích ấn tượng của ĐT nữ Việt Nam ở vòng loại Asian Cup 2014 đã nhận được sự chia sẻ và hưởng ứng tích cực từ phía dư luận cũng như người hâm mộ. Có nhiều người thậm chí còn đưa ra ý tưởng đề nghị VFF xem xét khả năng giảm bớt đầu tư cho bóng đá nam để dồn khoản kinh phí này cho bóng đá nữ.

Theo cách lý giải của họ thì bóng đá nữ tuy không được đầu tư nhiều, nhưng vẫn liên tiếp giành được thành tích ấn tượng ở sân chơi khu vực và quốc tế, trong khi bóng đá nam cả ở cấp độ ĐTQG cũng như giải VĐQG đều luôn được chăm sóc rất kỹ, song thành tích thu về lại khá khiêm tốn. Vì thế, tăng cường đầu tư cho bóng đá nữ bằng khoản tiền lẽ ra được dành cho bóng đá nam sẽ là lựa chọn hợp lý.


	Khó để so sánh thành tích của bóng đá nữ với bóng đá nam. Ảnh: HKFA

Khó để so sánh thành tích của bóng đá nữ với bóng đá nam. Ảnh: HKFA

Tuy nhiên, đấy chỉ là một cách nghĩ, bởi bóng đá cũng như cuộc sống, mọi phép so sánh đều chỉ có giá trị tương đối. Giọt mồ hôi nào cũng đều đáng quý, nên thành tích của các nữ cầu thủ cũng xứng đáng được tôn vinh và tưởng thưởng như các đồng nghiệp nam, nhưng bóng đá nam và bóng đá nữ vẫn tồn tại những khác biệt mà không ai có thể nhầm lẫn.

So với bóng đá nam, bóng đá nữ, đặc biệt là ở Việt Nam, có tuổi đời non trẻ hơn nhiều, và trình độ chuyên môn của các nữ tuyển thủ cũng không thể so sánh với những đồng nghiệp nam. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà mỗi chiến thắng của ĐT U23 QG hay ĐTQG ở các kỳ giải quốc tế chính thức luôn được người hâm mộ đón nhận một cách hoành tráng và nhiệt liệt, thậm chí như là một ngày hội, chẳng hạn như cảnh tượng một vài con phố của Hà Nội bị tắc đường vào… 3h sáng, ở thời điểm vài giờ sau khi ĐT Việt Nam đoạt chức vô địch AFF Cup 2008.

So sánh bóng đá nam với bóng đá nữ cũng tựa như chuyện đặt vấn đề tại sao các đội bóng Việt Nam thay đổi tên gọi như cơm bữa, trong khi những CLB danh tiếng ở châu Âu chỉ thay đổi chủ sở hữu hoặc nhà tài trợ còn tên gọi vẫn luôn được giữ nguyên. Đấy là vì bóng đá chuyên nghiệp châu Âu đã có lịch sử phát triển cả trăm năm, trong khi V-League mới chỉ bước sang năm tuổi thứ 13.

Bởi thế, việc chất vấn tại sao bóng đá nữ làm được thế này thế kia mà bóng đá nam lại không làm được là một điều phi thực tế và hoàn toàn không hợp lý, vì mỗi loại hình bóng đá đều có đối tượng và mục đích khác nhau, không thể áp đặt công thức hay khuôn mẫu của bóng đá nữ cho bóng đá nam và ngược lại.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại