Sự thật về võ công của diễn viên Thành Long

Đoàn Dự |

Thành Long là siêu sao điện ảnh hàng đầu về võ thuật Trung Hoa với rất nhiều cảnh hành động “dị” nhưng võ công thật sự của anh thuộc môn phái nào, khả năng thực chiến ra sao?

Xem phim Thành Long, không khó để bắt gặp những cảnh hành động võ thuật đầy kịch tính của ngôi sao này.

Điều đáng chú ý ở những cảnh quay võ thuật của diễn viên Hong Kong là tính hài hước và các tư thế rất... quái dị chứ không hề “chính thống” như kiểu Chân Tử Đan hay Lý Tiểu Long.

Chính vì lý do đó, không ít người tò mò tự hỏi, rốt cục thì Thành Long sử dụng loại võ công nào? Và nếu chiến đấu ngoài đời, liệu anh có thể hạ gục hàng loạt các đối thủ như trong phim?

Ray Park (diễn viên phim hành động người Anh): “Tôi học võ thuật chủ yếu từ Lý Tiểu Long và Thành Long. Họ có rất nhiều thế võ thú như Xà quyền, rồi có cả Túy quyền nữa”.

Từ cậu bé ngỗ nghịch đến võ sư 17 tuổi

Từ nhỏ, Thành Long đã rất ham mê võ thuật và hiếu động. Chính vì thế, anh còn được bố mẹ đặt một biệt danh khá “nổ” là Pháo Pháo.

Trong khu lãnh sự quán Thái Bình Sơn mà gia đình Thành Long sinh sống có rất nhiều trẻ em ngoại quốc, dáng vóc vượt trội. Nhưng Pháo Pháo khi đó thường xuyên gây sự, đánh nhau với chúng và tất nhiên thường xuyên chiến thắng.

Lớn lên, Thành Long “nhí” còn nghịch ngợm hơn. Khi học lớp một, ngôi sao tương lai còn gây sự đánh nhau đến mức bị đình chỉ 1 năm.

Thành Long thủa nhỏ và cha.

Thành Long thuở nhỏ và cha.

Mê võ thuật nhưng còn nhỏ và chưa có điều kiện tiếp xúc nên ngày đó Thành Long chỉ có thể đắm chìm trong các bộ phim võ thuật của Hoắc Đạt Hoa, Vu Tố Thu...

Dần dần, cậu bé Thành Long nghĩ đến chuyện lên núi học võ. Cầu được, ước thấy, Pháo Pháo được cha gửi vào học ở Học viện Kinh kịch Trung Quốc – chuyên đào tạo diễn viên võ thuật khi mới 6 tuổi.

Sư phụ của Thành Long lúc bấy giờ là võ sư Vu Chiêm Nguyên (Yu Jim Yuen), cha của ngôi sao điện ảnh Vu Tố Thu. Ông Vu Chiêm Nguyên có cách huấn luyện rất khắc nghiệt, chủ yếu là đánh và phạt.

Chính vì thế thời gian đầu học võ, đôi khi Thành Long vẫn phải chui vào một góc, thút thít khóc.

Vượt qua khó khăn ban đầu, Thành Long dần trở thành một trong những võ sinh giỏi nhất Học viện. Đến năm 17 tuổi, anh “tốt nghiệp” khóa đào tạo của thầy Vu Chiêm Nguyên để chính thức thành võ sư...

Thành Long luyện võ công... trong phim.

Thành Long luyện võ công... trong phim.

Giải mã võ thuật của Thành Long

“Thành Long là ngôi sao phim hài/ võ thuật xuất chúng. Anh ấy có những môn võ công tôi không biết và ngược lại, cũng sẽ chẳng thể biết được những “đòn, ngón” của tôi.

Các bạn có thể tới 2 nhà hàng Trung Quốc, nhưng trong đó sẽ có những món ăn khác nhau” – Lý Liên Kiệt nhận định về võ thuật của bản thân và Thành Long.

Tốt nghiệp Học viện của thầy Vu Chiêm Nguyên, Thành Long khi đó đã tinh thông khá nhiều loại võ công, chủ yếu là võ thuật Thiếu Lâm.

Nhưng với yêu cầu các cảnh quay võ thuật đa dạng, lăn lộn, đấm đá đủ kiểu, Thành Long quyết định học thêm Hapkido.

Hapkido hay còn gọi Hiệp Khí Đạo là môn võ xuất xứ từ Hàn Quốc, thiên về các đòn quật, bẻ khớp, quăng, cuốn, té...

Ngoài quyền, cước và các đòn thế, nhiều môn vũ khí được tập luyện, sử dụng trong Hapkido.

Đó là gậy, tiểu côn, song côn, dây, kiếm, dao găm.. giúp và chuẩn bị cho người tập Hapkido có khả năng dùng mọi thứ vũ khí cho phép để tự vệ khi bất khả kháng như dây thắt lưng, chìa khoá, gậy đi đường, dù che.

Võ thuật của Thành Long tổng hợp từ nhiều môn phái.

Võ thuật của Thành Long tổng hợp từ nhiều môn phái.

Tổng hợp những pha hành động kinh điển của Thành Long

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Nói tóm lại, Hapkido có nhiều chiêu thức giống Thiếu Lâm, Taekwondo, Karate, Judo, Aikido và còn sử dụng đủ cả trăm loại binh khí, rất phù hợp để Thành Long sử dụng đóng phim. Khi tập luyện Hapkido, Thành Long đã đạt tới cấp độ đai đen.

"Cậu ấy học Hapkido rất nghiêm túc, mỗi lần tập đều kéo dài hàng giờ liền" - Đại võ sư Jin Pal Kim - thầy của Thành Long nhận định.

Sau này, Thành Long còn tập luyện sâu hơn về riêng Taekwondo và cũng đạt những thành tựu nhất định.

Học nhiều võ công như vậy, nhưng thực tế khả năng “đánh, đấm” của Thành Long không quá ưu việt và giống trên màn ảnh.

Theo phân tích trên một chuyên trang võ thuật, khả năng thực chiến của anh đứng đầu từ... dưới lên trong danh sách các siêu sao phim hành động châu Á.

* Những môn võ “lạ” của Thành Long

Túy quyền

Xà quyền

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Liều mạng trong các cảnh quay hành động

Khả năng thực chiến của Thành Long có thể không quá ưu việt, nhưng sự liều mạng, lì lợm của anh thì chắc chắn chẳng thua kém đấu sĩ nào.

Trong sự nghiệp diễn xuất của mình, Thành Long đã gặp vô số chấn thương nặng nhẹ khác nhau vì tự mình tham gia các cảnh quay võ thuật mà không nhờ diễn viên đóng thế.

Dưới đây chỉ là một số lần bị chấn thương nặng của siêu sao Hong Kong:

Năm 1978, anh bị đá vào mắt khi đóng Túy quyền. Khi đóng Xà hình điêu thủ, anh bị đá gãy răng và bị kiếm chém vào tay rách rất sâu.

Năm 1980, Thành Long bị đá vỡ sống mũi trong phim Sư đệ xuất mã. Anh còn bị kiếm chém vào phần cổ họng rất nguy hiểm.

Năm 1983, siêu sao Hong Kong thêm một lần nữa vỡ sống mũi, chấn thương xương cổ khi đóng phim Kế hoạch A.

Năm 1985, Thành Long chấn thương cột sống và xương chậu khi diễn xuất phim Câu chuyện cảnh sát.

Năm 1986, khi tham gia phim Long huynh hổ đệ, Thành Long bị rơi từ trên cao xuống đất và xuất huyết não. Thính lực của anh giảm còn 20% ở tai phải. Khi đóng phần 2 phim này năm 1990, anh lại chấn thương đầu...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại