Louis van Gaal không phải mẫu người thích nhìn lại khi có thể đi tiếp. Để tìm ra lý do vì sao tương lai của vị HLV này lại trở nên u ám với hàng loạt thất bại liên tiếp thì chúng ta cần lật lại quá khứ, trở về thời điểm khi Manchester United đang giành được vô số các danh hiệu. Đó là khi những rắc rối của ngày hôm nay thực sự bắt đầu ở Old Trafford, nghe thì có vẻ không hợp lý cho lắm nhưng đó lại là sự thật.
Những vấn đề mà Man United đang gặp có lẽ đã xuất phát từ khi HLV Ferguson vẫn còn ở Old Trafford.
HLV Van Gaal trầm tư khi chứng kiến Man United thất bại trước MK Dons.
Hàng thủ non trẻ của Man United bị tiền đạo "vô danh" Benik Afobe làm cho vỡ vụn.
Trận thảm bại đêm thứ 3 trước MK Dons không thể đổ lỗi cho một cá nhân, nó còn do những sai lầm về lối chơi và chiến thuật. Tuy nhiên, trong bức tranh khó khăn của United hiện tại không thể không nhắc tới trách nhiệm của vị HLV vĩ đại nhất từng dẫn dắt họ, đặc biệt ở khâu chuyển nhượng trong 6 năm cuối của Sir Alex Ferguson.
Quãng thời gian này, Man United có được 4 danh hiệu giải Ngoại hạng Anh, 2 League Cup và một cúp C1 với nòng cốt của đội hình là những cầu thủ đẳng cấp được chiêu mộ trước đó như Rio Ferdinand, Nemanja Vidic, Patrice Evra, Park Ji-Sung, Michael Carrick, Cristiano Ronaldo và Wayne Rooney. Bổ sung thêm là những vị trí còn lại của lứa cầu thủ vàng thế hệ 92 đã từng tạo nên thời kỳ hoàng kim cho Man United.
Cristiano Ronaldo cực kỳ thành công với Man United
Rooney đã ở Man United được 10 năm
Trong 6 năm cuối ở CLB, Sir Alex đã sử dụng tới 160 triệu bảng (~ 5.700 tỷ đồng) vào việc xây dựng bộ khung tương lai cho Quỷ Đỏ. Một vài trong số các cầu thủ đó đã có những đóng góp nhất định trong từng giai đoạn như Nani, Anderson, Berbatov... nhưng không có ai thực sự tỏa sáng để trở thành trụ cột của đội bóng.
Anderson và Nani, 2 cầu thủ mãi không thể bứt lên trở thành sao lớn.
Dimitar Berbatov - tiền đạo đắt nhất của Man United nhưng tỏ ra khá vô duyên ở những trận đấu quyết định.
"Thần Đồng" Zaha có thể sẽ đi theo lối mòn của những Anderson hay Nani.
Trong số hàng chục cầu thủ mua về chỉ có một vài trường hợp thành công như Rafael da Silva, Antonio Valencia, Phil Jones, David de Gea và Robin van Persie. Không thể phủ nhận kỹ năng huấn luyện và quản lý tuyệt vời của HLV Ferguson nhưng rõ ràng trong giai đoạn này, sự nhạy bén trên thị trường chuyển nhượng của ông đã không còn được tốt nữa.
Man United vẫn liên tục chiến thắng nhưng thực tế họ đang giậm chân tại chỗ khi thế giới xung quanh đang xoay chuyển. Paul Scholes đã từng giã từ bóng đá rồi vì sự sa sút của tuyến giữa đành phải quay lại để rồi thực sự “nghỉ hưu” ở tuổi 37. Ryan Giggs thậm chí vẫn chơi bóng dù đã 40 tuổi.
Man United đã từng phụ thuộc quá nhiều vào những cầu thủ của thế hệ vàng trước kia và giờ phải chấp nhận sự thật yếu kém khi những Chelsea hay Man City trở lại vô cùng mạnh mẽ.
Những năm cuối của HLV Ferguson ở Man United, Giggs và Paul Scholes vẫn là trụ cột dù đã luống tuổi
Khoảnh khắc HLV Alex Ferguson vẫy chào các fan hâm mộ ở trận đấu cuối cùng ông dẫn dắt Man United
Chức vô địch Premier League cuối cùng của HLV Alex Ferguson ở mùa giải 2012/2013 từng khiến cho một số lãnh đạo của Man United ngạc nhiên vì thực sự họ không nghĩ rằng với đội bóng có thể làm được điều này.
Một mùa hè ảm đạm trên thị trường chuyển nhượng sau khi David Moyes lên nắm quyền không thể giúp cải thiện chất lượng đội hình ngay lập tức và sự hưng phấn đến từ Van Gaal cũng mới chỉ truyền cho các cầu thủ được một chút lửa.
Thử thách đầu tiên mà Louis Van Gaal cần giải quyết đó chính là kìm hãm đà tụt dốc này và khắc phục yếu điểm của Man United. Có thể chính HLV người Hà Lan này cũng đã nhận ra rằng ông được thừa hưởng một đội hình đang bị thiếu đi chức năng phòng ngự. Đó chính là lý do vì sao Quỷ Đỏ lại có thể dễ dàng bị MK Dons, một đội bóng làng nhàng, hạ gục với tỉ số không tưởng 0-4.
Di Maria được kỳ vọng sẽ là cú hích giúp Man United lấy lại được phong độ vốn có.
Ở trận đấu với Burnley vào tối thứ bảy tới, mối quan tâm lớn nhất của Van Gaal lúc này là đội hình xuất phát và việc sử dụng bản hợp đồng kỉ lục Angel Di Maria ra sao cho hợp lý. Sau kỳ chuyển nhượng mùa đông Juan Mata cũng từng rất chật vật để đá phù hợp với đội hình của David Moyes, chính vì vậy Di Maria cũng cần được đặt niềm tin khi phải đá ở đội hình 3-4-1-2 không quen thuộc.
Trận thua hôm thứ 3 vừa rồi có thể khiến HLV Van Gaal phải thay đổi đội hình chiến thuật đã từng rất thành công ở World Cup 2014 với đội tuyển Hà Lan dù cho ông đã và đang áp dụng nó không chỉ với đội một mà tất cả các đội trẻ của Man United vì một kế hoạch về lâu về dài. Chiến thuật này khiến cho các hậu vệ của Man United cảm thấy không thoải mái và dường như Di Maria cũng chỉ thực sự phát huy sở trường với đội hình 4-3-3.
Van Gaal là một vị HLV bản lĩnh và chắc chắn những khó khăn đầu mùa giải sẽ không làm ông nao núng.
Mặc dù vậy, Van Gaal cũng đã khẳng định rằng không thể thay đổi một đội bóng nhanh chóng trong vòng 1-2 tháng. Việc quan trọng nhất của Man United lúc này là tiến hành "cải cách" lại toàn bộ đội hình vốn đã trì trệ và quá phụ thuộc vào HLV Ferguson. Đặc biệt, hiệu ứng "trì trệ" tích lũy từ 6-7 năm trước khiến cho việc tình hình hiện nay càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết.