Sao cứ phải máy móc như thế trong khi đó có rất nhiều sân đoạt chuẩn quốc tế như Lạch Tray, Bình Dương, Thống Nhất… lại không bao giờ được tổ chức để khán giả tại những địa phương đấy được chứng kiến đội tuyển thi đấu?
Nếu nói rằng tổ chức ở sân Mỹ Đình có những thuận lợi hơn các sân khác thì quả là không sai. Nhưng để tạo điều kiện cho các sân khác là điều mà VFF hoàn toàn có thể nỗ lực làm được.
Và đó cũng là việc mang những cảm hứng của đội tuyển quốc gia đến những địa phương khác và cho quyền lợi của cả người hâm mộ trên cả nước nữa.
Nó cũng là biện pháp kích cầu cho nhiều địa phương phát triển bóng đá mà điều này thì tại các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore… đã làm rất tốt trong việc “gieo” bóng đá ở khắp nơi trên mọi miền đất nước từ chất xúc tác là đội tuyển.
Sân Bình Dương thì từng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khi đội này thi đấu ở AFC Champions League, sân Thống Nhất thì cũng đáp ứng mọi yêu cầu của FIFA. Thế nhưng các sân này lại không được tạo điều kiện thì đúng là bất công thật.
Đội tuyển của các quốc gia khi thi đấu vòng loại Euro, World Cup hay vòng chung kết châu lục hoặc những trận giao hữu đều trải đều các sân trên toàn quốc nhưng Việt Nam thì hầu như không thực hiện điều này.
Trong thời buổi thị trường, nếu tổ chức đội tuyển đá ở sân nào đó không phải là sân Mỹ Đình, tức sức chứa ít hơn thì ban tổ chức hoàn toàn có thể nâng giá vé để bù vào.
Bóng đá và người hâm mộ bóng đá lâu ngày vốn cũng cần những “thực đơn” thay đổi để tình yêu bóng đá thêm những hương vị khác nhau.
Và một khi đội tuyển quốc gia về những địa phương khác nhau đá giải cũng là cách “truyền đạo” cho những em nhỏ yêu bóng đá hơn, người hâm mộ mọi miền đất nước dễ tiếp cận với đội tuyển quốc gia hơn.
Tại sao cứ phải là Mỹ Đình?