Premier League là nơi "nhà giàu cũng khóc"

Bảo Nam |

Premier League vừa trở thành giải đấu đầu tiên và có lẽ cũng sẽ là duy nhất trong lịch sử bóng đá chạm mốc 1 tỷ bảng tiền mua sắm trong một mùa chuyển nhượng. Nhưng số tiền ấy đi đâu?

Trong khi La Liga, Bundesliga, Serie A chỉ chi tiêu trung bình mỗi năm từ 500-600 triệu bảng cho hoạt động mua sắm cầu thủ thì Premier League đã chính thức chạm mốc 1 tỷ bảng tiền trong mùa bóng 2015/16.

Ngoại hạng Anh trở thành giải đấu đầu tiên trong lịch sử bóng đá dùng tới 1 tỷ bảng để mua sắm.

Và có lẽ Premier League cũng sẽ là giải đấu duy nhất tiêu tốn ngần ấy tiền.

Trong 1 tỷ bảng đã chi ra, 5 ông lớn mà chúng ta vẫn hay gọi là Big Five (gồm Man United, Man City, Chelsea, Arsenal và Liverpool) đóng góp tới gần 50%, tương đương số tiền 457,6 triệu bảng. Hãy chú ý tới con số này.

Tờ Manchester Evening vừa đặt một câu hỏi: 1 tỷ bảng mà Premier League chi ra rốt cuộc đã đi đâu?

Tại sao một mùa bóng lập kỷ lục về số tiền mua sắm lại để một CLB như Leicester dẫn đầu BXH, nhà ĐKVĐ Chelsea thì chìm nghỉm phía dưới, đội bóng đã tiêu tới 115,2 triệu bảng Man United thì mãi không tìm nổi triết lý chơi bóng ổn định.


Người Anh đã chi số tiền khủng để mua sắm nhưng đánh đổi lại chất lượng thế nào?

Người Anh đã chi số tiền khủng để mua sắm nhưng đánh đổi lại chất lượng thế nào?

Ở châu Âu, Man City dù giành vé vào vòng knock-out khá sớm, nhưng thua cả 2 trận đấu tầm cỡ châu lục với Juventus.

Man United xuống Europa League, còn Chelsea và Arsenal phải hú vía với thoát khỏi viễn cảnh bị loại.

Người ta đã chi tới 1 tỷ bảng chuyển nhượng để đánh đổi lấy thứ chất lượng như vậy hay sao?

1 tỷ bảng đã chảy khắp châu Âu để một chân sút vài năm trước còn hưởng mức lương 30.000 bảng/tuần như Jamie Vardy dẫn đầu danh sách ghi bàn, rốt cuộc đó là logic gì?

Người Anh dường như chỉ cố phô trương sự giàu có của họ mà không hề quan tâm một cách nghiêm túc tới những tân binh họ mang về.

Tại sao một hậu vệ như Mangala (Man City) lại có giá tới gần 40 triệu bảng?

Hẳn NHM bóng đá Việt Nam vẫn nhớ chuyến du đấu của Man xanh sang đất nước chúng ta.

Mangala ngay cả khi đối đầu với các mũi tấn công của đội tuyển Việt Nam cũng tỏ ra lóng ngóng, chứ đừng nói gì là với những chân sút hàng đầu thế giới.

Chính những thương vụ như Mangala, Fernando Torres trong quá khứ hay Nicolas Otamendi mùa này đã đưa Premier League vào một kỷ lục chưa từng xuất hiện trong lịch sử bóng đá, nhưng nó chỉ đơn giản là kỷ lục mà thôi, tuyệt đối không đại diện cho sự lớn mạnh.

Sự thịnh vượng của người Anh có được nhờ những gói siêu bản quyền truyền hình, nhờ chế độ chia tiền bản quyền cực kỳ xông xênh, khiến ngay cả CLB xếp bét bảng cũng có thể kiếm tiền bản quyền ngang ngửa... nhà vô địch La Liga (nếu không phải là Real hoặc Barca).


Những cầu thủ rẻ mạt như Vardy lại đang tỏa sáng tại Premier League.

Những cầu thủ "rẻ mạt" như Vardy lại đang tỏa sáng tại Premier League.

Nhưng sự thịnh vượng ấy không tương đồng với chất lượng. Năm 1992, trong khi cả thế giới còn lo phát triển chuyên môn thì bóng đá Anh đã bán bản quyền sang châu Á, đã dẫn đầu thế giới về công tác marketing.

Nhưng họ chỉ xây dựng nên một vỏ bọc hào nhoáng để lôi kéo tài trợ, chứ không hề nghĩ đến chất lượng bên trong.

Bởi nếu thật sự có chất lượng, Chelsea đã chẳng thảm đến mức suốt 10 năm qua chỉ đôn được duy nhất John Terry từ học viện đào tạo trẻ lên đội 1.

Bóng đá Anh đã không bi đát tới mức cả thập niên chỉ dựa vào duy nhất Wayne Rooney...

John Terry và cú va chạm khiến anh "mất đi nửa cái mạng"

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại