Phía sau học viện bóng đá

Vũ Hùng |

Trước khi khóa 1 của Học viện bóng đá Arsenal - HAGL JMG tuyển sinh thì ông Đoàn Nguyên Đức hy vọng: Một khi các em tốt nghiệp thì cũng là lúc HAGL “thu hoạch”.

Tuy nhiên, sau 7 năm vẫn chưa có ai mua mà bán.

Bán sang Anh thì không thể, dù có gắn mác Arsenal, còn các CLB trong khu vực hay trong nước thì không mặn mà với lứa cầu thủ dù bản thân các CLB cũng có nhu cầu và tìm nguồn khác cho chắc ăn.

Chả nhẽ đào tạo ra để bây giờ ngồi ngắm, nên “bầu” Đức quyết định loại gần hết số cũ và đôn lứa khóa 1 lên thế chỗ, với hy vọng lứa này sẽ làm nên chuyện như trước lúc ra trường cũng có chút tiếng vang trên đấu trường U.19 quốc tế.

Và một khi “bầu” Đức quyết thì đừng ai bàn lui dù cũng có tiếng ra tiếng vào là chưa nên.

Và thế là lứa U.19 HAGL được khoác áo lên chơi V.League. Khi đưa U.19 lên V.League cũng không ít lời tán đồng cho rằng, ông Đức bạo chơi, dám nghĩ, dám làm.

Nhưng, Học viện HAGL không đào tạo thủ môn, không dạy cách chơi phòng thủ mà chỉ là những bài phối hợp nhóm bằng kỹ thuật giữa sân nên dễ thấy chỉ sau mấy vòng đấu là sớm bị đối thủ bắt bài.

Hàng thủ yếu, hàng công thiếu và khả năng tì đè thì thể lực không cho phép, nên các trận đấu của HAGL chỉ như phô diễn những bài kỹ thuật ở giữa sân, chứ chưa thể ghi bàn tốt như mong đợi.

Nhưng chuyện bán cầu thủ như tư duy của “bầu” Đức là khó khả thi vì các nước như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia thì không thiếu dạng cầu thủ như Công Phượng, Tuấn Anh… còn các CLB trong nước chưa có nhu cầu.

Thế thì thôi đành “tự sản, tự tiêu” vậy, để các em, các cháu có thêm kinh nghiệm mà chờ thời… bán.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại