Nước Nga có võ gì “trị” được người Thổ Nhĩ Kỳ?

Tiểu Mã |

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ có những ngón võ lợi hại như bắn cung, đấu vật hay Krav Maga thì nước Nga cũng sở hữu những loại võ lợi hại không kém.

Cũng giống như bài viết trước (Ngón võ thuật “độc” của người Thổ Nhĩ Kỳ khiến Nga cũng e ngại), nếu giả sử gạt bỏ những vũ khí tối tân và quay trở lại với quá khứ lâu hơn, liệu võ thuật của nước Nga có thể mạnh hơn người Thổ?

Đấm bốc cổ truyền Nga – đỉnh cao thực chiến

Không giống như môn quyền Anh hiện đại của ngày nay, môn Boxing cổ truyền của Nga ra đời từ kỷ 13 và còn có tên gọi theo cách cổ truyền là Bare-knuckle, với lịch sử đầy thăng trầm.

Đây được coi là “khởi thủy” của môn quyền Anh, nhưng các võ sĩ được đánh theo lối tự do hơn và đặc biệt là khi thi đấu không dùng găng tay, nên có thể gọi nôm na là “đấm bốc trần”.

Những trận đấu đầu tiên của môn đấm bốc cổ truyền Nga được ra đời từ năm 1274. Sau đó nó trở thành môn thể thao phục vụ giải trí cho tầng lớp quý tộc. Dần dần nó phát triển ra đại chúng với lực lượng võ sĩ cũng ngày một đông đảo.

Các trận đấu thường được diễn ra vào các ngày nghỉ, dịp lễ hội và những nơi đông đúc. Vào mùa đông lạnh giá, các màn so tài sẽ diễn ra trên các sân băng.


Một trận đấu thời xưa tại Nga.

Một trận đấu thời xưa tại Nga.

Ở những thế kỷ sau đó, môn võ này ngày càng phát triển nở rộ tuy nhiên đến các năm 1684 và 1686 đã bị cấm tổ chức công khai vì tính chất “man rợ”.

Nhưng trong lòng nước Nga, môn võ này vẫn thầm phát triển, đặc biệt là ở vùng Tula.

Năm 1751, một cuộc “đại chiến hàng loạt” đã được diễn ra trên một đường phố ở Saint Petersburg, dưới sự theo dõi của của nữ hoàng Elizabeth của Nga.

Tuy nhiên sau lần “mục sở thị” này, vị nữ hoàng đã ngăn cấm việc tổ chức các cuộc thi đấu trên lãnh thổ Moscow và Saint Petersburg.

Cho đến suốt triều đại của Catherine Đại đế, sự phổ biến của Bare-knuckle lại bắt đầu hồi sinh. Thời kỳ này, lịch sử có ghi nhận Bá tước Orlov chính là một võ sĩ cừ khôi, người rất thích thể hiện sức mạnh ngay trên võ đài.

Tuy nhiên đến năm 1832, Hoàng đế Nicholas I của Nga lại hoàn toàn hoàn toàn cấm tổ chức công khai môn võ này bởi lý do đây là “loại hình giải trí có hại”.

Ngày nay, Boxing được coi là môn võ thực chiến nhất, tuy nhiên vẫn không thể so sánh được với Bare-knuckle.

Với Bare-knuckle, các võ sĩ có thể đấm một cách tự do bằng những đôi tay trần cho tới khi đối thủ xin thua hoặc không còn khả năng chiến đấu.

Một số trường hợp khi thi đấu còn gian lận theo các bọc cả những miếng sắt nhỏ ở dưới tay áo của họ để tăng thêm tính sát thương.

Không chỉ một đấu một, có những trận đấu của môn đấm bốc Nga còn diễn ra theo kiểu “tường trên tường”, nghĩa là thi đấu tập thể với vài chục hay thậm chí vài trăm người chia thành những đội cùng tham gia và có thể diễn ra trong nhiều giờ.

Ở thể thức này, các đội cần phải tuân thủ cả những chiến thuật do một chỉ huy đề ra. Về sau nó còn được áp dụng vào trong quá trình huấn luyện quân sự của Liên Xô.

Nhìn chung, Bare-knuckle là một trong những môn có tính thực chiến cao nhất, có thể áp dụng vào thực tế ở mọi lúc mọi nơi, từ trên đường tới ngoài chiến trường….

Bởi giống như Boxing ngày nay, môn võ này sử dụng những cú đấm (điều dễ nhất mà con người có thể làm được, vì nó gắn liền với bản năng loài người), cách di chuyển và tránh né.

Đấm bốc cổ truyền Nga cũng giúp các võ sĩ có khả năng đối đầu với đám đông nếu như biết cách di chuyển hợp lý cũng như ra đòn đủ khả năng “một phát knock-out” một cách gọn gàng, nhanh lẹ và hiệu quả.

Môn võ Sambo

Đây là một môn võ tổng hợp rất nổi tiếng của Nga. Tên của môn võ này có nghĩa là “tự vệ mà không có vũ khí”.

Sambo được ra đời tương đối muộn, từ năm 1920 nhưng đã được đặc biệt coi trọng và áp dụng rất rộng rãi trong lực lượng Hồng quân Liên Xô nhằm nâng cao khả năng chiến đấu cho các binh sĩ.

Trên thực tế, Sambo là môn võ tổng hợp nhiều kỹ thuật của các môn võ khác nhau, từ Judo của Nhật, đến vật, Khapsagay của Mông Cổ hay các kỹ thuật của một số môn cổ truyền như Armenia Kokh, Gruzia Chidaoba, Turkic Kurash…

Những võ sĩ Sambo lừng danh của nước Nga phải kể tới Viktor Spiridonov và Vasili Oshchepkov. Trong đó nhân vật khét tiếng Oshchepkov từng có nhiều năm sống ở Nhật Bản, theo học Judo từ sáng tổ Kano Jigoro.

Về sau ông đã chết trong tù như một kết quả của các cuộc thanh trừng của Stalin năm 1937 sau khi các cáo buộc làm gián điệp cho Nhật.

Sambo trở thành môn thể thao hiện đại, có nhiều nét giống Judo nhưng cũng được áp dụng nhiều trong các lực lượng vũ trang.
Sambo trở thành môn thể thao hiện đại, có nhiều nét giống Judo nhưng cũng được áp dụng nhiều trong các lực lượng vũ trang.

Về sau, môn võ Sambo còn được phát triển theo 3 hệ phái nổi bật nhất, bao gồm:

Sport Sambo được phát triển như một môn thể thao hiện đại, có nhiều kỹ thuật giống với Judo ngày nay tuy nhiên có bổ sung thêm nhiều kỹ thuật khóa chân và quăng ném.

Combat Sambo được áp dụng nhiều cho lực lượng quân đội. Hệ phái này giống với môn võ tổng hợp hiện đại, chú trọng tính hiệu quả thực dụng, hạ gục đối thủ nhanh gọn.

Combat Sambo sử dụng tất cả các bộ phận trên cơ thể để tấn công kẻ thù từ đấm, đá, khuỷu tay, đầu gối và gần như không có giới hạn về luật lệ.

Freestyle Sambo xuất hiện lần đầu bởi Hiệp hội Sambo Mỹ (ASA) vào năm 2004. Hệ phái này có kỹ thuật là sự tổng hợp của 2 môn võ chính là judo và jujutsu.

Môn võ Systema

Đây là môn võ tổng hợp mang tính nghệ thuật rất cao mà nước Nga sản sinh ra.

Môn võ này được đánh giá là “không có giới hạn” khi các võ sĩ vừa được đào tạo khả năng vật, khả năng chiến đấu bằng tay không, đấu dao, và nhiều loại vũ khí.

Systema không có hệ thống quyền (kata) mà khi học, các võ sĩ được tập luôn các kỹ năng thực tế.

Môn võ này được cho là giải phóng sự căng thẳng, giúp người tập tăng cường sức chịu đựng, sự linh hoạt, di chuyển rất khéo léo và có khả năng bùng nổ.

Những người tập môn võ này còn có thể khống chế được những điểm yếu về tinh thần như sự tức giận, bực tức, sợ hãi…

Systema được áp dụng rất rộng trong lực lượng quân đội Nga.
Systema được áp dụng rất rộng trong lực lượng quân đội Nga.

Khi tập Systema, võ sĩ sẽ tập trung vào hơi thở, thư giãn kết hợp với khả năng chiến đấu bằng nhiều bộ phận cơ thể từ bàn tay, cánh tay, khuỷu tay, cổ, đầu gối, lưng,chân, vai… và khả năng sử dụng, khống chế một số loại vũ khí.

Ngày nay, cũng giống như Sambo thì Systema cũng phát triển rất mạnh mẽ và được áp dụng phổ biến trong các lực lượng vũ trang gồm cảnh sát, quân đội ở phạm vi cả trong và ngoài nước Nga.

Trong các giải vô địch Sambo thế giới được tổ chức từ năm 1973 đến 2013, nước Nga ngày nay (và Liên Xô trước kia) đã thống trị một cách tuyệt đối.

Họ giành tới 39 chức vô địch. Trong khi chỉ một lần duy nhất một quốc gia khác giành vị trí quán quân đó là Georgia vào năm 1997.

Xem một số kỹ thuật cận chiến của môn Sambo:

Môn võ Sambo của Nga

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại