Nực cười chuyện thất bại vì thừa... nhân tài

Theo Bongdaplus |

Về mặt bản chất, Chelsea phải là đại biểu của trường phái thiên về phòng thủ trên sân cỏ Anh. Nhưng họ đã đánh mất bản sắc phòng ngự vì quá ham đầu tư cho một lực lượng tiền vệ xuất sắc.

Đâu là những khác biệt lớn giữa bóng đá hiện thời so với lúc ông chủ Roman Abramovich vừa tiếp quản Chelsea năm 2003? Có rất nhiều vấn đề mà thoạt nghe, người ta thường không liên tưởng đến sức mạnh chuyên môn trên sân, nhưng kỳ thực đấy đều là những chi tiết gián tiếp làm cho Chelsea suy yếu trong mùa bóng này. Đấy đều là những chuyện bên ngoài sân cỏ. Khủng hoảng kinh tế, quy định công bằng tài chính, “quota” mới của bóng đá Anh, liên quan đến số cầu thủ đăng ký và số lượng tối thiểu phải có về những cầu thủ do CLB tự đào tạo...

Những tiền vệ giỏi như Lampard và Mata luôn có xu hướng lao lên phía trước dẫn đến lỗ hổng phía dưới

Cách đây 5 năm, “biên chế” của Chelsea lên đến gần 60 cầu thủ. Hơn nửa sử dụng ở Premiership, hơn chục cầu thủ trẻ thường xuyên ra sân ở Cúp Liên đoàn và các trận không quan trọng, một số thi đấu cho các đội khác dưới dạng cho mượn, chủ yếu để rèn kinh nghiệm. Bây giờ đã khác. Các đội có tham vọng thành công trên mọi trận địa đều chỉ có khoảng 25 cầu thủ, cứ theo đó mà “lựa cơm gắp mắm”. Tất nhiên, khó người thì cũng khó ta. Nhưng Chelsea đã thuộc mẫu CLB chỉ biết rải tiền mua sắm ngôi sao suốt chục năm nay (và họ... hãnh diện về điều đó). Thế nên, khi phải bước vào hoàn cảnh bị giới hạn quân số thì điểm yếu của Chelsea bộc lộ rõ hơn các đội mạnh khác. Đã vậy, đặc điểm thay HLV xoành xoạch làm cho quân số của Chelsea không nhất quán, không phục vụ mục tiêu xuyên suốt nào, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt về chuyên môn dù không thiếu hụt về quân số.

Nhược điểm lớn nhất hiện nay là do quá tập trung xây dựng một hàng tiền vệ hoa mỹ, Chelsea đành chấp nhận điểm yếu ở cả hàng công lẫn hàng thủ (trước đây, cứ thiếu chỗ nào thì mua thêm người chỗ đó, là ổn).

Chelsea quá nhiều tiền vệ giỏi

Tiền vệ Chelsea mùa này được đánh giá cao chủ yếu chỉ vì năng lực tấn công. Một mặt, những Juan Mata, Frank Lampard hoặc Eden Hazard dĩ nhiên phải cố phát huy sở trường tấn công của họ. Mặt khác, cũng vì tiền đạo Chelsea quá kém (so với đẳng cấp của một đội bóng hàng đầu) nên tiền vệ cứ phải thường xuyên gánh vác trọng trách ghi bàn. Hệ quả tiếp theo là các hậu vệ biên Chelsea phải thường xuyên dâng cao để bù đắp cho sự thiếu hụt quân số ở khu giữa sân, thế là hàng hậu vệ phơi bày những khoảng trống lớn cho đối phương khai thác. Tùy theo tình huống cũng như mục tiêu, Chelsea có thể sử dụng bất cứ tiền vệ nào trong số các hảo thủ mà họ có được: Mata, Oscar, Hazard, Lampard, Moses, Obi, Ramires, thậm chí đưa cả trung vệ David Luiz lên khu giữa sân. Nhưng khi thiếu người ở hàng hậu vệ hoặc tiền đạo, Chelsea lập tức rơi vào khó khăn.

Về mặt bản chất, Chelsea cứ phải là đội thiên về phòng ngự, giống như Barcelona cứ phải là đội thiên về tấn công. Hồi HLV Jose Mourinho lần đầu xuất hiện, Chelsea vô địch Premiership với kỷ lục chỉ thủng lưới 15 bàn suốt cả mùa giải. Suốt chục năm nay, chỉ có một lần Chelsea kết thúc Premiership với số bàn thua nhiều hơn số trận (mùa trước - chính là mùa bóng mà Chelsea có thành tích kém nhất ở Premiership trong kỷ nguyên Abramovich). Bây giờ, Chelsea lại đang có số bàn thua “nhiều hơn số trận”. Lực lượng tiền vệ hùng hậu rõ ràng là không giải quyết được vấn đề.

Không cần quá chính xác

Manchester City có một điểm rất mạnh về phòng thủ: đấy là đội phải chịu đựng số lần dứt điểm đúng hướng khung thành từ phía đối phương ít nhất ở Premiership hiện nay (69 lần sau 26 vòng). Nhưng nếu Chelsea phát huy tốt sở trường sút xa thì thế mạnh ấy của Manchester City vô nghĩa, bởi khi sút xa, người ta chỉ cần tỷ lệ chính xác 50% là đã tràn trề hy vọng có bàn thắng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại