Năm câu chuyện "độc" bị lãng quên của bóng đá Anh

Theo BDS |

Cầu thủ trị giá 1000 bảng đầu tiên là ai? Đội bóng "đại gia" đầu tiên ở Anh là ai? Hãy cùng điểm lại 5 sự thật không phải ai cũng biết về vấn đề tiền bạc trong bóng đá Anh.

Câu chuyện 1: Man Utd thoát vỡ nợ nhờ một… chú chó.

Năm 1902, Newton Heath ngấp nghé trên bờ vực phá sản. Trong những nỗ lực tuyệt vọng nhằm gây quỹ tài trợ cho đội bóng, các thành viên ban huấn luyện đã mở một đợt bán hàng công cộng ở khu chợ St. James Hall. Một trong số những món hàng được rao bán là chú chó giống St. Bernand với một chiếc hộp bố thí treo quanh cổ để người ta có thể thả tiền xu vào.


	Man Utd hùng mạnh bây giờ từng được "cứu" nhờ 1 chú chó!

Man Utd hùng mạnh bây giờ từng được "cứu" nhờ 1 chú chó!

Đêm ngày cuối cùng, chú chó này bỗng nhiên lạc mất và được một cô bé 6 tuổi tìm thấy. Cha của cô bé, đại gia bia rượu John Henry Davies biết được tình cảnh khó khăn của CLB bóng đá Newton Heath và quyết định cùng 3 doanh nhân địa phương khác đầu tư tiền giải cứu đội bóng, chuyển trụ sở CLB về Manchester và đổi tên thành Manchester United.

7 Năm sau, Davies lại cho M.U vay 60.000 bảng – gấp 60 lần kỷ lục chuyển nhượng thời bấy giờ - để CLB có tiền xây dựng sân Old Trafford. Với SVĐ mới có sức chứa gần 80.000 người, tình hình tài chính của CLB trở nên vững vàng hơn, tạo đà cho họ trở thành một trong những đội bóng lớn nhất thế giới.

Câu chuyện 2: Cầu thủ trị giá 1.000 bảng đầu tiên

Cầu thủ đầu tiên đạt mức giá 1.000 bảng là trung phong Alf Common, khi Middlesborough quyết định bỏ số tiền khổng lồ (thời bấy giờ) để chiêu mộ ông từ Sunderland. Đây cũng là lần thứ hai Sunderland bán tiền đạo này. Ông từng giúp đội bóng về nhì ở First Division năm 1902 trước khi chuyển sang chơi cho Sheffield United với giá 325 bảng.

Ba năm sau, Common lại quay về vùng Đông Bắc, và lần này ông gia nhập Sunderland theo một bản hợp đồng tự do. Nhưng cũng chỉ 6 tháng sau, Middlesborough đã bỏ ra tới 1325 bảng để có được sự phục vụ của ông trong cuộc chiến trụ hạng. Năm 1908, FA đặt ra quy định giá trị chuyển nhượng cầu thủ tối đa là 225 bảng.

Câu chuyện 3: Đại gia kim tiền đầu tiên là… Sunderland

Sau khi thoát khỏi thảm họa rớt hạng năm 1948, Sunderland bất ngờ nhận được tài trợ từ vô số doanh nhân địa phương và trở thành đại gia kim tiền đầu tiên trong lịch sử bóng đá Anh. Thời kỳ “vung tiền qua cửa sổ” của CLB này kéo dài tới 10 năm, với bản hợp đồng đắt giá nhất là tiền đạo Trevor Ford được mua từ Aston Villa với giá 30.000 bảng, kỷ lục thế giới thời bấy giờ.


	"Gã nhà giàu Sunderland"

"Gã nhà giàu Sunderland"

Tuy vậy, Ford lại không “hợp cạ” với Len Shackleton, một tiền vệ tấn công được Sunderland tậu về từ Newcastle. Hàng công vẫn thi đấu bế tắc, và suốt một thập kỷ giữ ngôi “đại gia”, Sunderland vẫn không giành được danh hiệu nào đáng kể. Thế rồi vào năm 1957, theo lời tố cáo của “ngài Smith” nào đó (tới giờ vẫn chưa xác định được danh tính nhân vật này), FA đã tổ chức điều tra và phanh phui những gian lận tài chính của Sunderland, khiến cho CLB bị giáng xuống chơi ở giải hạng hai.

Câu chuyện 4: Các cầu thủ vốn đã hám tiền từ xưa

Ngày nay, báo chí thường tô điểm những cầu thủ thời xưa như những người luôn hết mình cho bóng đá, chẳng bao giờ nhíu mày trước những vấn đề tiền bạc. Không phải ai cũng như vậy. Sau khi ĐT Anh đánh bại Ý 4-0 ngay tại Torino, nhiều cầu thủ Anh đã rời bỏ đội bóng cũ, chuyển sang thi đấu ở những CLB có mức lương hấp dẫn hơn. Tiêu biểu nhất phải kể đến tiền vệ trung tâm Neil Franklin khi ông bỏ rơi Stoke City để đến với CLB Colimbia, Independiente Santa Fe để hưởng 5.000 bảng/năm, cộng thêm 35 bảng cho mỗi trận thắng.

Câu chuyện 5: Luật lương tối đa chỉ được dỡ bỏ năm 1961

Sau 70 năm tồn tại, hệ thống giữ lại-và-chuyển nhượng được dỡ bỏ vào năm 1961. Trước đó, các cầu thủ phải sống dưới chế độ cai quản hà khắc của FA, với mức lương tối đa theo quy định chỉ là 20 bảng/tuần.


	Cuộc họp quan trọng giúp giới cầu thủ Anh đổi đời

Cuộc họp quan trọng giúp giới cầu thủ Anh đổi đời

Năm 1957, chủ tịch Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh (FPA) thời bấy giờ là Jimmy Hill đã đứng ra vận động dỡ bỏ quy định có phần bất công này. Ông lấy dẫn chứng là cầu thủ George Eastham, khi đó đang đầu quân cho Newcastle. Đội bóng vùng đông bắc nhất quyết không để Eastham ra đi, dù hợp đồng của anh đã hết thời hạn từ lâu.

Phải mất đúng 4 năm đấu tranh, Jimmy Hill mới đạt được mục tiêu của mình. Năm 1961, tòa án tối cao vương quốc Anh đã ra quyết định dỡ bỏ hệ thống giữ lại-và-chuyển nhượng, mở đường cho những vụ chuyển nhượng bom tấn và những hợp đồng trị giá hàng chục triệu bảng Anh ngày nay.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại