Môn võ tàn bạo từ cuộc chiến Ấn Độ - Pakistan

Tiểu Mã |

Những cao thủ của môn võ này được cho là mạnh như bò mộng, nhãn pháp như chim ưng, lanh lẹ như báo và sở hữu rất nhiều loại binh khí khó có thể hình dung ra.

Môn võ khốc liệt bậc nhất Nam Á, Trung Đông

Đó là Gatka môn võ cổ truyền huyền bí tồn tại hàng ngàn năm tại Ấn Độ và được coi là độc đáo bậc nhất của khu vực Nam Á.

Gatka có nguồn gốc là bộ môn thiên về chiến đấu, còn có tên gọi shastara vidiyā, bắt nguồn từ những cuộc giao tranh ở phía bắc Ấn Độ và nước láng giềng Pakistan trong nhiều thế kỉ. Theo tiếng Phạn có nghĩa là “khoa học về vũ khí”.

Nhiều tài liệu tại Ấn Độ khẳng định môn võ này ra đời cực sớm, từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN. Được tôi rèn trong chiến tranh, nên nó vô cùng tàn bạo.


Gatka được đánh giá là môn võ độc đáo nhất của Nam Á.

Gatka được đánh giá là môn võ độc đáo nhất của Nam Á.

Cho đến thế kỷ thứ 10, những người Hồi giáo bắt đầu cuộc xâm lược Ấn Độ, bạo lực và chiến tranh diễn ra liên miên. Môn võ này cũng bị cấm tập luyện công khai nhưng vẫn bùng cháy âm ỉ.

Thời kỳ này, những cuộc tỉ thí của những người Hồi giáo và người Hindu của Ấn Độ cũng diễn ra thường xuyên. Trong một trận chiến nổi tiếng, Govinda-raja của Delhi đấu tay đôi Muhammed của Ghor.

Trên lưng ngựa, Govinda trúng một đòn của đối phương và bị mất nguyên một hàm răng. Nhưng sau khi có được cây giáo trên tay, ông đã khiến đối phương thất bại chỉ bằng đúng một chiêu.

Sau trận đấu nổi tiếng này cộng với sự phát triển của những vũ khí vùng Trung Đông và áo giáp, môn võ Gatka lại một lần nữa được phát triển bùng nổ.

Sự kết hợp hệ thống vũ khí đa dạng với những kỹ thuật của người bản địa khiến môn võ Gatka trở nên độc đáo.

Tuy nhiên, dưới con mắt của người Hồi giáo, người Ấn Độ luôn bị nhìn rất khinh miệt và môn võ Gatka cũng được gán với tầng lớp “mọi rợ”.

Dưới thời đại Sikh, môn võ này cũng có nhiều bước thăng trầm.

Ở thời kỳ cực thịnh, đã có vô số trung tâm chuyên dạy võ được gọi là “hội trường đào tạo bất khả chiến bại" tại vùng Amritsar với lực lượng vũ trang được gọi là Akal Sena hay "đội quân bất tử".

Thời kỳ này, hệ thống vũ khí cũng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, từ kiếm, cung, giáo, dao găm, tiêu và nhiều loại đặc dị.

Theo thời gian, Gatka phát triển thành một bộ môn thể thao hoặc nhằm phục vụ cho các nghi lễ tại Ấn Độ.

Thường hình thức của Gatka sẽ là cuộc đấu của hai đối thủ cầm gậy bằng gỗ và có thể có thêm những chiếc khiên, thường nhỏ hơn so với của châu Âu.

Một học viên của môn võ Gatka được gọi là một gatkabaj trong khi những “sư phụ” được gọi là Guru hay Gurudev.

Một số khả năng "dị" của môn Gatka.

Những tuyệt chiêu độc, dị nhất

Dù là môn “khoa học của các loại vũ khí” nhưng Gatka cũng rất mạnh ở khả năng chiến đấu tay không.

Kỹ thuật chiến đấu không dùng vũ trang của môn này được gọi là bhuja-yuddh, tuy nhiên đến nay phần lớn đã bị thất truyền.

Nhưng theo nhiều tài liệu, hệ thống kỹ thuật này sử dụng tất cả các bộ phận trên cơ thể để tấn công và phòng thủ.

Tuy nhiên độc đáo ở chỗ, điểm tấn công lại chủ yếu nhất nhắm vào các bộ phận gồm mắt, họng, háng, mắt cá chân và đầu gối.

Một điểm đặc biệt nữa là môn võ này rất giỏi ở khả năng sử dụng chân. Điều này không phải ngẫu nhiên mà nó bắt nguồn từ nguyên nhân rất sâu xa đến từ vấn đề tôn giáo.

Người tập Gatka có khả năng chịu đòn khó tin.
Người tập Gatka có khả năng chịu đòn khó tin.

Dưới thời kỳ Ấn Độ bị người Hồi giáo cai trị, những chiến binh người Hồi giáo được xếp vào tầng lớp trên so với những chiến binh theo đạo Hindu.

Những người thuộc tầng lớp trên thường tránh việc dùng bàn tay của mình để chạm vào cơ thể của những người thuộc tầng lớp dưới bởi họ coi đó là sự dơ bẩn.

Điều này dẫn tới hệ quả là các kỹ năng sử dụng chân trong môn võ đã được phát triển, đẩy lên một tầm cao mới.

Trong khi đó về hệ thống binh khí, có lẽ không có một môn phái nào trên thế giới phong phú bằng so với Gatka.

Riêng với kiếm, môn võ này cũng có rất nhiều loại khác nhau, từ kích thước, chất liệu, hình dáng.

Bên cạnh đó là các loại rìu, giáo, khiên chắn, cung, roi… và các binh khí đặc dị khó có thể hình dung như Talwar, Katti, katara, maru, Kirpan, Gupti, kora…

Về các kỹ năng cận chiến, những cao thủ Gatka thực sự là những bậc thầy. Người Ấn Độ vẫn thường ví họ với những loài vật ẩn chứa sức mạnh như heo rừng, chim ưng, bò mộng, sư tử, khỉ, rắn và báo.

Cũng khá giống với võ Trung Hoa, người Ấn Độ cũng dựa vào một số đặc điểm các loài vật này mà sáng tạo ra nhiều thế võ và chiêu thức rất hiểm.

Nhưng không giống như võ thuật Trung Hoa, người Ấn Độ còn gắn liền võ thuật với yếu tố tâm linh, trong đó sức mạnh lớn nhất cũng được coi là sự vô hình, thứ mà người khác không thể nhìn thấy được.

Chính vì sự ảnh hưởng của yếu tố tâm linh mà Gatka không chỉ là môn võ huyền bí mà còn được cho là có thể tạo nên những điều rất khó tin.

Ngày nay, nhiều tuyệt kỹ hiểm độc của Gatka đã bị thất truyền tuy nhiên khá nhiều kỹ thuật của môn này vẫn còn được áp dụng cho lực lượng quân đội của Ấn Độ và cả Pakistan.

Cách đây vài năm, một cậu bé có tên Manpreet Singh là một môn đệ của Gatka cũng đã trở nên nổi tiếng thế giới bởi khả năng chịu đòn đáng kinh ngạc.

Dù mới chỉ 10 tuổi nhưng cậu thường xuyên biểu diễn tiết mục để người khác dùng gậy bóng chày đập vỡ quả dừa đặt trên trán của mình, hoặc để người khác dùng một bó đèn tuýp đập vào bụng mình, còn cậu thì cười rất sảng khoái.

Manpreet Singh cũng được coi là người trẻ nhất thế giới biết đánh thành thạo môn võ Gatka.

Xem một số loại binh khí "siêu dị" của môn võ Gatka

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại