Điều kinh khủng đang chờ Công Phượng, Xuân Trường?

Thừa Phong |

Những chuyến “xuất ngoại” của quân bầu Đức thoạt nhìn rất hoành tráng nhưng khả năng thành công vẫn luôn bị đặt dấu hỏi.

Chỉ trong chưa đầy một tháng, người hâm mộ Việt Nam chứng kiến 3 tài năng trẻ “xuất ngoại”. Công PhượngTuấn Anh tới J-League 2 khoác áo Mito Hollyhock và Yokohama FC. Còn Xuân Trường đầu quân cho Incheon United.

Mặc dù bầu Đức và bản thân các CLB luôn khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất, song liệu bộ ba cầu thủ trên có thành công hay không vẫn là điều rất khó dự đoán.

Hãy cùng nhìn vào con đường các “tiền bối” JMG đã đi để có một hình dung rõ hơn về tương lai của Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng.

“Siêu lò” JMG Bờ Biển Ngà

Năm 1993, ông Jean Marc Guillou trở thành GĐKT kiêm HLV cho ASEC Mimosas của Bờ Biển Ngà. Một năm sau, lò JMG đầu tiên ra đời.

Tới năm 2001, Jean Marc Guillou nhận lời làm HLV cho KSK Bereven của Bỉ. Từ đó, đội bóng này thành trạm trung chuyển của cầu thủ từ lò JMG Bờ Biển Ngà sang châu Âu.

Hàng loạt ngôi sao của bóng đá thế giới như Yaya Toure, Eboue, Gervinho đã đến với lục địa già theo hình thức này.

Yaya Toure là sản phẩm của lò JMG.
Yaya Toure là sản phẩm của lò JMG.

Tại World Cup 2006, 80% thành phần ĐTQG Bờ Biển Ngà xuất thân từ lò JMG. Nhưng cũng vào năm này, KSK Bereven chấm dứt mối liên kết với ASEC Mimosas.

Từ đó trở đi, hiệu quả “xuất ngoại” của trung tâm JMG suy giảm rất nhiều.

Những thất bại của hệ thống JMG

Năm 1999, đích thân Tổng thống Madagascar mời Guillou về mở lò đào tạo trẻ tại quốc gia này.

Trong 12 năm, Madagascar JMG tuyển sinh 3 khóa với 48 học viên. Tiếc rằng hiệu quả không được mong đợi. Lò đào tạo này gần như bất lực trong việc “xuất khẩu” cầu thủ.

Mãi gần 10 năm sau khi thành lập, họ mới đưa được Claudio Ramiadamanana sang chơi tại Muangthong United của Thái Lan.

Claudio Ramiadamanana (phải) không thành công tại châu Âu.
Claudio Ramiadamanana (phải) không thành công tại châu Âu.

Thành tích của cầu thủ này không mấy ấn tượng và giờ anh đang lưu lạc ở FC Chartres, đội bóng thuộc hạng… 5 của Pháp.

Ngoài ra lò Madagascar JMG cũng đưa được Carolus sang thi đấu tại giải VĐQG Algeria và tiền đạo Baggio Rakotomenjanahary tới Pháp (cầu thủ này hiện đã chuyển đến Thái Lan).

Năm 2012, lò đào tạo mang nhiều hi vọng này đóng cửa, giấc mơ “hóa rồng” đành dang dở.

Tuy nhiên, số phận Madagascar JMG vẫn khá khẩm hơn JMG Thái Lan rất nhiều. Mang danh nghĩa kết hợp với Arsenal, trung tâm này tuyển sinh rầm rộ và đưa các cầu thủ đi du đấu nhiều nơi trên thế giới.

Đáng buồn thay, lứa đầu tiên chỉ có Waranaj Thong-Keoa được Muangthong United ký hợp đồng. Tham vọng đưa cầu thủ Thái Lan thi đấu tại các giải đấu lớn ở châu Âu tan thành mây khói.

Phải tới năm ngoái, khi Dangda gia nhập Almeria, người Thái mới tạm thỏa mãn. Tất nhiên, Dangda là một sản phẩm của phương thức đào tạo truyền thống, không liên quan tới lò JMG.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại