Song điều đó không có nghĩa Phượng có thể về dưới trướng HLV người Nhật Bản và giữ nguyên cách thi đấu của mình.
Hồi tháng Mười vừa rồi, HLV Miura đã chia sẻ với một kênh truyền hình Nhật Bản về thói quen xấu của các cầu thủ tấn công Việt Nam:
“Ở đây (Việt Nam), khi tấn công, cầu thủ tự ý cầm bóng di chuyển chầm chậm dựa trên kỹ thuật cá nhân, nên tôi đã lưu ý nhắc nhở để họ chuyền nhanh sau chỉ 1 hoặc 2 chạm”.
Lối chơi quá cá nhân của Công Phượng còn khiến cầu thủ này dễ gặp chấn thương
Mà nói đến thói quen này, thì Công Phượng là một ví dụ, dù tài năng người Nghệ An đang chơi rất hay, thậm chí mê hoặc NHM với những pha đi bóng của mình.
“HLV Miura cũng nhận xét quá đúng về việc cầu thủ Việt Nam chơi cá nhân. Nhiều người làm chuyên môn hay các nhà báo cũng dễ dàng nhận ra điều đó.
Công Phượng cũng là một cầu thủ chơi quá cá nhân, Thái Sung cũng vậy. Khi một người quen cầm bóng dê dắt, rất khó đá tập thể.
Giờ bóng đá chơi hiện đại, đối phương phòng ngự tốt, thì cần đập nhả để đập tan hàng thủ người ta” – nhà báo Minh Hải nhận định.
HLV Miura yêu cầu rất nghiêm với các tiền đạo về lối chơi đồng đội, hạn chế tính cá nhân
Thực tế là ngay ở HAGL, HLV Graechen cùng Bầu Đức cũng sớm nhận ra lối chơi quá cá nhân của Công Phượng.
“Trận này Công Phượng thi đấu có phần cá nhân, đôi khi không chịu phối hợp. Hậu quả thì tất cả đều nhìn thấy.
Cậu ấy nhiều lần để mất bóng, nhất là trong những tình huống đấu tay đôi, làm lỡ nhịp độ tấn công của cả đội” – HLV Graechen phát biểu sau khi U19 HAGL thua U21 Sydney 1-2 ở giải U21 Quốc tế (23/10).
Xem clip Công Phượng thi đấu kỹ thuật nhưng mang tính cá nhân cao
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA
Để giúp Công Phượng hiểu rõ hơn lối chơi đồng đội, HLV Graechen đã nhiều lần để tiền đạo này đá lùi, hộ công. Tuy nhiên cho tới lúc này, Công Phượng vẫn còn nhiều tính cá nhân.
Chính vì thế khi làm việc với HLV Miura, một người thích lối đá phối hợp nhanh, đề cao tinh thần đồng đội, Công Phượng chắc chắn sẽ bị chỉnh sửa thêm.
Nhìn vào đoàn quân của HLV Miura tại AFF Cup vừa rồi, dễ nhận thấy không ít ngôi sao của bóng đá Việt Nam đã phải thay đổi mình.
Ví dụ Thành Lương trước đây có thể cầm bóng nhấn nhá, nhởn nhơ nhưng dưới thời Miura phải xử lý thật nhanh, dứt điểm hay ban chuyền thật gọn.
Nhờ cách chơi hiện đại này, Thành Lương đã có một bàn thắng đẹp mắt vào lưới Philippines. Tuyến tiền vệ cũng đã ghi tổng cộng 5/12 bàn thắng, trở thành vũ khí nguy hiểm nhất của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2014.
Công Phượng còn trẻ và kỹ thuật của em dù chưa hoàn thiện cũng đang khiến rất nhiều đối thủ "đau đầu, chóng mặt". Nhưng để trở nên hoàn hảo, Phượng phải biết chính xác khi nào cần chơi cá nhân, khi nào cần chơi đồng đội.
Nếu Phượng có thể thay đổi để phù hợp với triết lý của HLV Miura, U23 và ĐTQG Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều nhờ em!
“Công Phượng bớt đột phá sẽ tốt hơn. Ai cũng biết đó là điểm mạnh nhất của cậu ấy nhưng trước đối thủ Nhật Bản có kỹ thuật, thể lực và khả năng tranh chấp tốt, việc Phượng cố gắng đột phá sẽ không phải là giải pháp hay và cũng thiếu tính bất ngờ.
Sẽ hợp lý hơn nếu Phượng thu hút 2-3 hậu vệ đối phương rồi chuyền bóng cho Văn Toàn hoặc Văn Long tận dụng khoảng trống băng lên” – HLV Lê Thụy Hải chia sẻ trên Zing.vn về Công Phượng