Bóng đá & mê tín: Không dưng... hiến người cho cá sấu

Thúy Anh (Tổng hợp) |

(Soha.vn) - Nhiều trò mê tín trong bóng đá đã đi quá giới hạn cho phép dẫn tới hậu quả đáng tiếc, thậm chí dẫn đến chết người.

CLB Midlands Portland Cement (Zimbabwe)

Tháng 10/2008, trước trận gặp CLB Victoria Falls, HLV của CLB hạng Nhất Zimbabwe, Midlands Portland Cement đã đưa 17 cầu thủ đi “tẩy trần” lấy may ở sông Zambezi. Điều đáng nói là con sông này đầy rẫy cá sấu, hà mã và vì thế đã bị cấm bơi lội từ rất lâu. Tuy nhiên CLB Midlands Portland Cement vẫn bắt các cầu thủ tội nghiệp phải dấn thân vào nguy hiểm để lấy may.

	Không dưng hiến người cho... cá Sấu

Không dưng hiến người cho... cá sấu

Kết quả là đội bóng 17 cầu thủ ra sông thì khi về chỉ còn... 16. Trận gặp Victoria Falls, Midlands Portland Cement khủng hoảng tinh thần nặng nề và thua 0-2.

Chọn quân theo tướng số, Pháp thất bại nhục nhã tại World Cup 2010

HLV Raymond Domenech là một người đồng bóng và rất mê tín. Thời còn dẫn dắt tuyển Pháp, chiến lược gia này thường triệu tập đội hình dựa theo... tuổi và tướng số. Đây là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới việc các học trò bất phục Domenech cũng như tuyển Pháp thất bại nhục nhã tại WC 2010 (không qua nổi vòng bảng).

	Raymond Domenech bị học trò tẩy chay một phần vì quá mê tín

Raymond Domenech bị học trò tẩy chay một phần vì quá mê tín

Tại World Cup 2010, Domenech quyết không đặt niềm tin nơi những cầu thủ ở cung Bò cạp vì cho rằng họ sẽ kìm hãm sự phát triển, lấn át mệnh của của HLV người Pháp. Robert Pires (thuộc cung Bò cạp) bị tước đi cơ hội cuối cùng dự một giải đấu lớn. Ngoài ra, Domenech cũng không trọng dụng những hậu vệ có cung Sư tử (Philippe Mexes) ở hàng phòng ngự vì luôn sợ họ đốt lưới nhà.

Không chỉ phải xách vali về nước sớm, Pháp còn dính bê bối lớn nhất trong lịch sử bóng đá quốc gia. Các cầu thủ Pháp đứng đầu là Evra và Anelka đã chống đối lại những mệnh lệnh được cho là vô lý của Domenech.

mê tín, vứt bỏ công lao cầu thủ, HLV

Bóng đá Australia có đầy rẫy những chuyện mê tín. Nổi tiếng nhất là vụ Australia bị một pháp sư người Mozambique yểm bùa vào năm 1969.

Câu chuyện được tường thuật khá rộng rãi trên đài truyền hình SBS và nhiều tờ báo ở Australia vào tháng 11 năm 2005 đại khái như sau: Năm ấy đội tuyển Australia đấu vòng loại để tham dự World Cup 1970. Các trận đấu đều trầy trật, thất bát. Từ huấn luyện viên đến cầu thủ đều nản chí.

Trước trận đấu với đội Rhodesia (bây giờ là Zimbabwe), vài cầu thủ Australia nghe một pháp sư người Mozambique nói ông có thể giúp đội chiến thắng. Đang tuyệt vọng, họ bèn đến gặp vị pháp sư ấy. Ông nói sẽ yểm bùa các đối thủ của Australia. Giá mỗi lần là 1000 bảng . Australia đồng ý. Vị pháp sư đem một ít xương đến chôn dưới khung thành và đọc lời nguyền trù yểm đội đối thủ. Trận ấy Australia thắng 3-1.

	Bóng đá Australia chìm trong mê tín

Bóng đá Australia chìm trong mê tín

Có điều các cầu thủ Australia vẫn không tin hẳn nên quyết định... quỵt tiền. Trận sau đó, có ba cầu thủ Australia ngã bệnh và đội tuyển này thảm bại.

Bốn năm sau, Australia qua khỏi vòng loại, được đến Đức dự World Cup. Nhưng cũng lại chuốc lấy thảm bại. Hết giải World Cup này đến giải World Cup khác. Lúc nào cũng Australia cũng thất bại ê chề.

Một số người tin sự thất bại của bóng đá Australia là do vị pháp sư Mozambique yểm bùa để trả thù. Johnny Warren, một cựu cầu thủ và huấn luyện viên, người chứng kiến vụ yểm bùa năm 1969, viết thẳng điều đó trong cuốn tự truyện “Sheilas, Wogs And Poofters” xuất bản năm 2002.

Sau khi đọc cuốn sách của Johnny Warren, năm 2004, phóng viên John Safran lặn lội đến tận Mozambique tìm vị pháp sư nọ. Nhưng ông đã chết. Safran bèn tìm một vị pháp sư khác. Vị pháp sư ấy đồng ý giải bùa cho tuyển Australia. Mọi người đến sân vận động từng bị bỏ bùa năm 1969 lúc Australia đấu với Zimbabwe. Vị pháp sư giết một con gà rồi vấy máu khắp nơi, kể cả trên người của Safran. Sau đó Safran đến một sân vận động khác chùi sạch máu bằng vài miếng đất sét mà vị pháp sư kia cho.

Năm sau, Australia thi đâu thắng đó và được vào vòng trong của World Cup 2006 tại Đức.

Nhiều người tin thắng lợi ấy không nhờ tài của huấn luyện viên hay cầu thủ mà chủ yếu là nhờ lời nguyền đã được giải. Trên đài SBS, phóng viên thể thao nổi tiếng của Australia, Craig Foster cho rằng trước việc đội nhà được lọt vào vòng trong World Cup 2006, người đầu tiên cần được dân chúng cám ơn chính là John Safran!

Trong bóng đá nói riêng và thể thao nói chung, cần nhiều yếu tố may mắn. Nhưng trên hết, thành bại được quyết định bởi con người. Bởi thế, sẽ là không thể chấp nhận được khi vì mê tín mà đặt tính mạng cầu thủ vào nguy hiểm hay nhẹ hơn là coi thường, đánh giá sai năng lực VĐV.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại