Hàng loạt lãnh đạo trẻ
Riêng trong năm qua, Pháp, Ireland, Estonia và giờ đây là Áo, nơi chính trị gia Sebastian Kurz, 31 tuổi sẵn sàng nắm quyền - có lãnh đạo dưới 40 tuổi. Bốn năm qua, Bỉ, Hy Lạp, Malta và Luxembourg cũng có những người đứng đầu dưới 45 tuổi.
Bà Susi Dennison - chuyên gia chính sách cao cấp tại Hội đồng Châu Âu về Quan hệ đối ngoại - cho rằng, sự gia tăng bất bình của người dân với các chính trị gia hiện tại dẫn tới làn sóng chính trị gia trẻ trung trên khắp Châu Âu.
“Có cảm giác rằng, đã đến thời điểm phản ứng mới là cần thiết cho những vấn đề hiện nay. Ít có sự nhấn mạnh về tuổi tác và kinh nghiệm vì lập trường cũ về điều này đã mang lại nhiều sai lầm và vô giá trị, ở Châu Âu”, bà nói.
Không những trẻ trung, các nhà lãnh đạo thế hệ mới này mang lại cho những nước này một cảm giác mới mẻ về sức sống, sự khích lệ tại lục địa đang đối mặt với thách thức từ vấn đề nhập cư Châu Phi và Trung Đông cho tới vấn nạn thất nghiệp.
Chính trị gia Sebastian Kurz, chính đảng giành được nhiều phiếu nhất trong cuộc tổng tuyển cử ngày 15.10, sẽ trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới. Nhìn từ bên ngoài, chính trị gia thế hệ Millennials (hay thế hệ Y) mang tới một luồng gió mới trong lành. Tại một trong những quốc gia bảo thủ nhất Châu Âu, ông thay màu sắc “thương hiệu” đảng từ đen sang ngọc lam, thường không đeo cà vạt...
Nhưng trong loạt chính trị gia nam trẻ, riêng biệt đang chiếm vị trí hàng đầu trong chính giới Châu Âu, thì các chính đảng mà họ dẫn dắt cũng giống như vậy. Ông Sebastian Kurz đang dẫn dắt một trong những đảng lâu đời nhất của Áo, hoạt động trên nền tảng có các chính sách cánh hữu.
Các nhà phân tích nói rằng, sự kết hợp giữa những người trẻ và yếu tố truyền thống có thể làm cho những lãnh đạo mới này được lòng cử tri. Các lãnh đạo được bầu năm nay có kinh nghiệm , được cử tri biết trước khi tranh cử.
Ông Sebastina Kurz năm 2013 là Bộ trưởng Ngoại giao trẻ nhất Áo, tổ chức các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Thủ tướng Ireland Leo Varadkar - hiện là lãnh đạo trẻ nhất Châu Âu, Tổng thống trẻ nhất của Pháp Emanuel Macron, cũng giữ chức vụ cao trước khi lãnh đạo đảng của họ.
Trong dấu hiệu về sự thay đổi thời đại, việc Thủ tướng Leo Varadkar thắng cử đánh dấu mốc đầu tiên tại quốc gia chủ yếu là người Công Giáo La Mã. Ông là thủ tướng đầu tiên của nước này công khai đồng tính, là người trẻ nhất nắm giữ chức vụ và là nhà lãnh đạo Ireland đầu tiên gốc Ấn Độ.
“Sự trỗi dậy của mạng xã hội làm thay đổi làn sóng chính trị. Chính trị trở nên nhanh hơn và khó đoán định. Những người trẻ đối phó với làn sóng mới mẻ này tốt hơn so với các chính trị gia cũ”, ông Stefan Lehne - học giả của Carnegie Europe ở Vienna nói.
Hi vọng mới
Sự xuất hiện của các lãnh đạo mới trẻ tuổi ở Châu Âu đối lập trực tiếp với dân số già với độ tuổi trung bình là 42,6 - nhưng là tín hiệu của sự quan tâm mới và nhiệt tình với chính trị.
Nói về sự tham gia của người trẻ trong lĩnh vực chính trị, ông Michael Cottakis - Giám đốc Sáng kiến thế hệ 1989, Đại học Kinh tế London cho biết: “Sự nổi lên của những chính trị gia trẻ ở các vị trí quyền lực mang lại hy vọng cho những người Châu Âu trẻ tuổi - những người có thể từng coi chính trị như là “vùng cấm vào”.
Tuy nhiên, vẫn cần phải xem những chính sách của các lãnh đạo trẻ có thực sự là bước đột phá so với thế hệ trước không, ông nói.
Đức và Anh là những nước không theo xu hướng trẻ hóa này. Nhưng cả Thủ tướng Đức Angela Merkel của Đức và Thủ tướng Anh Theresa May tái đắc cử với số ủng hộ thấp hơn nhiều so với dự kiến.
Dù xu hướng lãnh đạo trẻ có vẻ đang gia tăng nhưng các chính trị gia lớn tuổi vẫn tham gia nhiều trong quản lý, thiết lập chương trình nghị sự.
“Ở Áo và những nơi khác, những người nắm quyền lực - phần lớn là nam giới trong các chính đảng, vẫn có quyền lực. Họ sẽ muốn có ảnh hưởng sâu sắc về bản chất các chính sách. Việc trẻ tuổi lúc này có thể không giúp ích. Khi trẻ, bạn có thể bị lạc lối. Tranh cử là một vấn đề và thực sự điều hành là một vấn đề khác”, ông Stefan Lehne nói.