Ông là người xây dựng nên nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phấn đấu cả đời vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Là một người cha, ông cũng là người giàu tình yêu thương con cái. Ông đã từng nói: “Chúng ta làm cách mạng là để tạo phúc cho con cháu đời sau, nhưng vì cách mạng, có lúc chúng ta lại không thể không từ bỏ con cái của mình.”
Mao Ngạn Anh – con trai cả của Mao Trạch Đông
Mao Ngạn Anh là con trai cả của Mao Trạch Đông và Dương Khai Huệ, sinh ngày 24 tháng 10 năm 1922 tại thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam. Từ nhỏ Ngạn Anh đã cùng cha bôn ba khắp nơi. Mao Trạch Đông từng nói: “Vì sự nghiệp cách mạng, từ nhỏ những đứa trẻ này đã phải ăn cơm của nhân dân, vượt ngàn dặm đường.”
Ông hi sinh năm 1950 trong cuộc chiến giúp đỡ Triều Tiên chống Mỹ.
Mao Ngạn Anh
Mao Trạch Đông, Lưu Tư Kì (vợ Ngạn Anh) và Mao Ngạn Anh
Mao Ngạn Thanh – con trai thứ hai của Mao Trạch Đông
Mao Ngạn Thanh sinh ngày mùng 2 tháng 11 năm 1923 cũng tại thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam, là con trai thứ hai của Mao Trạch Đông và Dương Khai Huệ.
Mao Ngạn Thanh
Năm 1936, Ngạn Thanh cùng anh trai Ngạn Anh được cử đi du học Liên Xô, hai anh em đã thi đỗ trường Đại học Đông Phương. Mao Trạch Đông rất yêu quý hai an hem và đều hi vọng chúng sẽ thành công. Mỗi lần thấy được sự tiến bộ của hai anh em, ông đều động viên hai anh em cố gắng hơn.
Dương Khai Huệ, Mao Ngạn Anh và Mao Ngạn Thanh
Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, Ngạn Thanh được nhận làm phiên dịch trong Bộ tuyên truyền Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Những năm 50 và 60, Ngạn Thanh phải về Đại Liên dưỡng bệnh do hồi bé đầu ông bị thương, lại bị kích động khi nghe tin anh trai hi sinh.
Mao Trạch Đông, Mao Ngạn Thanh và Thiệu Hoa (vợ Ngạn Thanh)
Mao Ngạn Thanh, Thiệu Hoa và con trai Mao Tân Vũ
Ông mất vào ngày 23 tháng 3 năm 2007 tại Bắc Kinh, thọ 84 tuổi
Di ảnh của Mao Ngạn Thanh
Mao Ngạn Long – người con bị thất lạc của Mao Trạch Đông
Tháng 2 năm 1927, cả nhà Mao Trạch Đông chuyển đến Vũ Xương, không lâu sau, Dương Khai Huệ sinh đứa con trai thứ 3, đặt tên là Mao Ngạn Long. Năm 1930, sau khi Dương Khai Huệ dũng cảm hi sinh, Ngạn Long và hai anh trai được tổ chức sắp xếp cùng với bà ngoại và cậu đến sống ở nhà chú ruột là Mao Trạch Dân ở Thượng Hải, sau đó sống ở một trường mầm non của Đảng địa hạ Thượng Hải.
Năm 1931, Đảng địa hạ bị đánh phá, ba anh em lưu lạc trên các con đường của Thượng Hải, Ngạn Long không may mất tích, sau này không ai còn gặp lại cậu bé nữa.
Người con thứ tư – vừa sinh ra đã bị phân li
Người con thứ tư này là “thiên kim tiểu thư” đầu tiên của Mao Trạch Đông. Tháng 3 năm 1929, Hạ Tử Trân, người vợ thứ hai của Mao Trạch Đông, đã sinh hạ một “thiên kim” cho ông, Mao Trạch Đông vô cùng yêu quý cô bé. Đứa trẻ vừa chào đời, ông Mao nhờ người tìm một nơi ở an toàn cho cô bé. Ông nói với vợ: “Đưa con đi gửi, hôm nay chúng ta đành phải làm như thế, đợi cách mạng thắng lợi sẽ đón nó trở về.”
Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân
Mao Mao – người con thứ 5 của Mao Trạch Đông
Tháng 11 năm 1932, Hạ Tử Trân sinh cho Mao Trạch Đông đứa con thứ hai tại Phúc Kiến đặt tên là Mao Ngạn Hồng. Bởi vì lúc đó Hạ Tử Trân đang bị bệnh nên Mao Trạch Đông đành phải tìm một bảo mẫu cho đứa bé, và bảo mẫu đặt tên cho cậu bé là Mao Mao. Sau khi cuộc trường chinh nổ ra, vợ chồng Mao Trạch Đông bàn bạc sẽ đem đứa trẻ giao cho Mao Trạch Đàm và Hạ Di khi hai người này còn kiên trì ở lại đánh du kích. Không lâu sau, Thụy Kim và Tô Khu rơi vào tay kẻ địch, Mao Trạch Đàm sợ bị lộ tin tức, Mao Mao sẽ gặp nguy hiểm, liền bí mật đưa cậu bé gửi vào gia đình một người cảnh vệ ở Thụy Kim. Sau này Mao Trạch Đàm không may hi sinh, từ đó tin tức về Mao Mao cũng không còn nữa.
Người con thứ 6 – chết yểu
Năm 1933, Hạ Tử Trân lại mang bầu. Năm đó, Hồng quân đang bị bao vây, Hạ Tử Trân lại trong Hồng quân. Khi đó điều kiện sống vô cùng khó khăn, sức khỏe của bà lại yếu và phải đẻ non, kết quả đứa trẻ qua đời khi còn chưa được đặt tên.
Người con thứ 7 – không thể tìm thấy
Tháng 2 năm 1935, Hồng quân đến một thôn nhỏ của tỉnh Quý Châu, Hạ Tử Chân sinh hạ một bé nữ. Vì chặng đường phía trước còn dài và vô cùng gian khổ, chỉ có một cách duy nhất là đem gửi đứa bé cho một gia đình ở nơi đó. Sau này Hạ Tử Trân có quay lại tìm, nhưng vì trước đây bà quên không để di vật gì để xác định, nên không tìm thấy con, bà vô cùng hối hận. Mao Trạch Đông sau khi biết tin vợ đem con gửi đi, đã vô cùng tán thành và nói: “Chúng ta chỉ có thể làm như vậy. Chúng ta làm cách mạng là vì con cháu đời sau, nhưng lúc đó vì cách mạng, chúng ta không thể không bỏ lại con của chúng ta.”
Lí Mẫn – người con thứ 8
Năm 1936, Hồng quân đến phía bắc Thiểm Tây, Hạ Tử Trân sinh hạ một bé gái, đặt tên là Mao Giảo Giảo.
Mao Trạch Đông và con gái thứ 8 Lí Mẫn
Tháng 10 năm 1937, Hạ Tử Trân đến Liên Xô trị bệnh và học tập, Giảo Giảo khi đó 4 tuổi cũng cùng đi.
Hạ Tử Trân và con gái Lí Mẫn tại Liên Xô năm 1947
Năm 1947, Giảo Giảo từ Liên Xô trở về Trung Quốc học tập, Mao Trạch Đông đặt cho con gái một cái tên khác là Lí Mẫn.
Mao Trạch Đông, Lí Mẫn và Khổng Lệnh Hoa (chồng Lí Mẫn) năm 1963
Người con thứ 9 – mất tại đất khách quê người
Hạ Tử Trân đến Matxcova không lâu liền sinh được một bé trai. Khi đứa bé mới được 10 tháng tuổi, một lần bị cảm lại không được chăm sóc tốt liền chuyển thành viêm phổi, chưa kịp cấp cứu thì đã qua đời.
Người con út – Lí Nột
Lí Nột là con của Mao Trạch Đông và Giang Thanh – người vợ thứ 3 của Mao Trạch Đông. Năm 1953, Lí Nột học ở trường trung học Nữ tử thuộc trường Đại học sư phạm Bắc Kinh. Năm 1959 cô thi đỗ vào khoa lịch sử trường Đại học Bắc Kinh, tốt nghiệp năm 1965.
Mao Trạch Đông âu yếm ôm Lí Nột
Mao Trạch Đông vô cùng yêu quý và quan tâm đến cô bé. Ông thường xuyên viết thư cho con. Trong thư, từng chữ của ông đều chan chứa tình yêu với cô con gái út.
Mao Trạch Đông và Lí Nột trên bãi biển
Mao Trạch Đông, Mao Ngạn Anh, Lưu Tư Kì (vợ Ngạn Anh) và Lí Nột
Gia đình Mao Trạch Đông
Ngọc Khiêm
Theo Chinanews