Sự 'khắc nghiệt' của châu Á với hôn nhân đồng tính

hoanghuyen |

Châu Âu đã "gật đầu" với hôn nhân đồng tính từ lâu, song châu Á vẫn coi đó là một vùng cấm địa.

Năm 1989, Đan Mạch là nước đầu tiên xây dựng luật cho phép các cặp đồng tính đăng ký sống chung, với quyền như các cặp đôi đã kết hôn. Tuy nhiên họ không được phép cưới ở nhà thờ.

Dù vậy, Hà Lan mới là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức chấp nhận hôn nhân đồng giới đầy đủ vào năm 2001. Các cặp đôi đồng tính cũng được phép nhận con nuôi.

Người đồng tính kêu gọi hợp pháp hóa tình yêu của họ. Ảnh:care2.com

Tiếp sau đó, một số quốc gia khác cũng coi hình thức hôn nhân này là hợp pháp

Thực tế, châu Á bảo thủ hơn nhiều so với châu Âu và châu Mỹ.

 Ở Malaysia, người đồng tính luyến ái bị đánh đòn theo luật, và phải ở tù đến 20 năm. Còn tại Indonesia, 2/5 số vùng sử dụng kinh Koran coi người đồng tính là tội phạm. May mắn thay cho một số người, luật này chỉ áp dụng cho công dân theo đạo Hồi.

Ở một số quốc gia khác, như Nhật Bản và Trung Quốc, người đồng tính không bị xem là bất hợp pháp, nhưng cũng không được chấp nhận hôn nhân đồng giới.

Tín hiệu ở Nhật Bản có vẻ lạc quan hơn, khi Bộ Tư pháp đang đề xuất một kế hoạch (kéo dài suốt 3 năm qua) cho phép người mang quốc tịch nước này được kết hôn với bạn đời đồng giới ở các quốc gia coi hôn nhân đó là hợp pháp.

Có thể, sau động thái này, Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia Á đông đầu tiên chấp nhận đám cưới của những người có cùng giới tính.

Theo VnExpress

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại