Ông vua cùng lúc dâm loạn với cả 2 người con dâu

(Soha.vn) - Những "chiến tích" sa đọa của ông vua triều Hậu Lương này khiến không ít đế vương dâm loạn khác phải ngả mũ bái phục.

Chu Ôn là người huyện Đãng Sơn, Tống Châu thời nhà Đường. Tuy xuất thân nghèo hèn xong với bản tính xảo quyệt, gian trá, Chu Ôn lần lượt leo lên vị trí đế vương.

Mặc dù là kẻ vô học và thô lỗ song đối với phu nhân là Trương Huệ, Ôn rất mực kính trọng và khâm phục. Trong thời gian Trương Huệ còn sống, Ôn luôn bị Huệ kìm kẹp, giám sát rất chặt chẽ, vì vậy, bao nhiêu sự phóng túng ham muốn, Ôn đều phải đem chôn chặt vào tận đáy lòng. Có lẽ chính vì vậy mà đến khi Trương Huệ mất, Ôn lại đã yên vị trên chiếc ngai vàng triều Hậu Lương, vị Hoàng đế nhà Hậu Lương này được dịp thỏa sức phóng túng hưởng thụ.

Những thành tích trong việc hưởng lạc và bản tính háo sắc của Chu Ôn có thể nói là khó có vị Hoàng đế nào trong lịch sử Trung Quốc có thể bì kịp. Bởi lẽ, đối tượng mà Ôn dùng để thỏa mãn bản tính háo sắc của mình không phải ai khác mà chính là vợ của các quan đại thần, thậm chí là vợ những đứa con của mình.

Chu ôn

Hoàng đế dâm loạn Chu Ôn.

Sử chép, năm Càn Hóa thứ 2, tức năm 912, Chu Ôn thua trận, trên đường rút chạy trở về thì bị bệnh. Để trị bệnh, sau khi về tới Lạc Dương, Chu Ôn đến ở trong khu vườn Hội Tiết của một quan đại thần trong triều là Trương Toàn Nghĩa để tránh nắng nóng. Thời gian Ôn ở tại vườn Hội Tiết vỏn vẹn có 10 ngày, tuy nhiên, thê thiếp của họ Trương, tất thảy đều bị Ôn gọi vào “hầu ngủ”, dâm loạn, không hề chú ý gì tới đạo quân thần.

Thành tích “đáng nể” nhất của Chu Ôn phải nói là chuyện “sủng hạnh” các cô con dâu của mình. Ôn vốn có 7 người con trai, con cả là Hữu Dụ, con thứ lần lượt là Hữu Khuê, Hữu Chương, Hữu Trinh, Hữu Ung, Hữu Huy, Hữu Tư và Hữu Kính. Hữu Dụ chết sớm, được truy phong là Sâm Vương, Hữu Khuê là Sính Vương, Hữu Chương là Phúc Vương, Hữu Trinh là Quân Vương, Hữu Ung là Hạ Vương,... Hữu Kính còn nhỏ nên chưa phong vương tước.

Ngoài 7 đứa con trai, Chu Ôn còn nhận thêm một người con nuôi, tên là Chu Hữu Văn. Chu Hữu Văn vốn họ Khang, tên là Cần. Khang Cần từ nhỏ đã khôi ngô, tuấn tú lại là kẻ thông minh mồm mép nên Ôn nhận làm con nuôi, đổi tên thành Hữu Văn và phong cho làm Bác Vương.

Trong số 8 người con của Chu Ôn thì Hữu Dụ là con trưởng, vì vậy, ngôi Thái tử vốn thuộc về Dụ. Tuy nhiên, Dụ lại chết quá sớm. Theo lý thì khi con cả là Dụ chết, con thứ là Hữu Khuê đương nhiên trở thành con trưởng và là người kế vị. Tuy nhiên, Khuê lại là một kẻ bất tài và gian xảo không kém vì cha mình, hoàn toàn không có đủ năng lực để trở thành người kế thừa ngai vàng.

Trong số những người con còn lại, Chu Ôn có phần nghiêng về người con nuôi Chu Hữu Văn. Có lẽ vì là con nuôi chứ không phải con ruột nên cả tài năng lẫn phẩm hạnh, Hữu Văn vượt trội hơn so với những Hoàng tử khác.

Vợ của Văn và Khuê vì cũng muốn được ngồi lên ngôi mẫu nghi thiên hạ trong tương lai nên chẳng nề hà gì, ra sức tìm cách quyến rũ ông bố chồng háo sắc của mình. Bản tính hoang dâm vô độ, nay mồi ngon lại dâng tới tận miệng, Chu Ôn làm sao từ chối cho đặng. Vì vậy, hai cô vợ của hai người con lần lượt được Ôn triệu vào hậu cung cả ngày để “hầu ngủ”.

Vì ngôi Thiên tử trong tương lai, Chu Hữu Văn và Chu Hữu Khuê không những không cảm thấy tức giận vì chuyện loạn luân của cha mình, ngược lại, còn lợi dụng chuyện đó để mưu lợi cho mình. Sau mỗi lần ân ái với vị cha chồng hoang dâm, hai cô con dâu lăng loàn có nhiệm vụ là thủ thỉ nói tốt về chồng mình, để một ngày nào đó, chồng của mình được kế thừa ngôi báu. Những tưởng chuyện quái lạ trong thiên hạ cũng chỉ đến mức như vậy mà thôi.

Trong cuộc chạy đua vào vị trí Thái tử, đứa con nuôi Chu Hữu Văn lại chiếm ưu thế. Lý do rất đơn giản: Vợ của Chu Hữu Văn là Vương thị rất xinh đẹp, có thể nói là một trang tuyệt sắc giai nhân. Vì vậy mà Chu Ôn chết mê chết mệt, thường xuyên cho gọi Vương thị vào hậu cung “hầu ngủ”.

Chuyện vị vua lăng loàn với 6 con dâu 2
 

Và sau rất nhiều lần được cha chồng “sủng hạnh” như vậy, cuối cùng, Vương thị cũng đã thuyết phục được Chu Ôn nhường ngôi lại cho chồng mình là Chu Hữu Văn. Vợ của Khuê là Trương thị tuy cũng thường xuyên được Chu Ôn “sủng hạnh”, song nhan sắc lẫn công phu trên long sàng vẫn kém Vương thị một bậc thành ra, trong cuộc chạy đua “hối lộ tình dục” này, người con nuôi Chu Hữu Văn lại trở thành kẻ chiến thắng.

Năm 912, Chu Ôn ốm nặng, bệnh tình ngày một nguy kịch, ngai vàng buộc phải lựa chọn người kế vị, Ôn mới nói với Vương thị thông báo cho Chu Hữu Văn vào gặp để dặn dò chuyện hậu sự.

Vương thị vừa đi, Ôn nói với tể tướng Kính Tường rằng: “Hữu Văn kế thừa ngôi báu, các Hoàng tử khác ta không lo, chỉ lo một mình Hữu Khuê”. Kính Tường là quân sư của Ôn từ thời còn chinh chiến trên chiến trường, vì vậy, ông rất hiểu Hoàng tử Hữu Khuê chẳng thua kém gì cha mình về sự gian xảo và phản trắc. Giờ đây, cách duy nhất để Hữu Khuê không có cơ hội “giở trò” là phong cho Khuê làm Thích sử Thái Châu, một vùng đất cách rất xa kinh thành Lạc Dương. Ông nghe nói vậy, cho rằng là phải, sai người lập tức thảo Chỉ dụ.

Tuy nhiên, cả Chu Ôn lẫn Kính Tường đều đã tính sai. Khi Vương thị vui vẻ đi tìm Hữu Văn thì vợ của Chu Hữu Khuê là Trương thị cũng biết được việc này và nhanh chóng sai người báo với Khuê, thúc giục Khuê phải hành động ngay.

Nhận được tin vợ, Khuê thực sự cảm thấy bất mãn. Có phải lão già bệnh nặng quá mà hồ đồ rồi không? Chu Hữu Văn chỉ là con nuôi, còn mình là con đẻ, vì sao lại truyền ngôi cho hắn mà không truyền ngôi cho mình? Giờ lại phong cho mình làm Thích sử ở vùng Thái Châu xa xôi, rõ ràng là có ý đề phòng mình. Nếu mình ngoan ngoãn nghe theo, chắc chắn sẽ bị giết chết. Nếu như cha mình không giết thì sau này khi tên Hữu Văn lên ngôi cũng chẳng tha cho mình. Chi bằng phải liều một phen.

Nghĩ vậy, Chu Hữu Khuê quyết định lợi dụng đội quân cấm vệ bảo vệ Hoàng cung cùng với quân đội của những tay chân thân tín của mình phát động chính biến. Đêm ngày 18/7/912, khi bệnh tình Chu Ôn đang trở nên nguy cấp thì cậu con trai Chu Hữu Khuê cùng tay chân của mình xông vào bên trong. Chu Ôn giật mình tỉnh dậy, hỏi: “Kẻ nào làm phản?”. Chu Hữu Khuê nói: “Ông đoán xem!”. Chu Ôn nghe thấy giọng của Chu Hữu Khuê, quát: “Quả là mày. Thằng súc sinh, mày giết cha, trời đất khó dung!”.Khuê nổi giận đùng đùng, còn quát to hơn: “Lão tặc đáng phải băm vằm thành trăm mảnh!”. Lúc này, Chu Ôn biết mình gặp nguy, bệnh tình cũng bay biến đâu mất hết, lồm cồm bò dậy bỏ chạy. Không ngờ, chưa kịp chạy bao xa đã bị một thuộc hạ của Chu Hữu Khuê đuổi kịp đâm một đao ngay giữa bụng, chết ngay tại chỗ. Chu Hữu Khuê lệnh cho thuộc hạ lấy thảm bọc thi thể của cha mình rồi đem chôn ngay dưới nền của hậu cung.

Chu Hữu Khuê còn làm giả Chiếu chỉ, ra lệnh cho quân lính đóng ở Đông Đô dưới sự chỉ huy của Quân Vương Hữu Chinh đem quân tiêu diệt Hữu Văn. Chu Hữu Chinh không biết thật giả, lập tức đem quân đến bắt Hữu Văn rồi giết ngay tức khắc. Vợ của Hữu văn là Vương thị chưa kịp tìm gặp chồng, đã bị quân của Hữu Khuê giết nốt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại