"Chúng tôi rất nghèo bởi chúng tôi gần như không có đất trồng. Công việc này đã cứu cuộc sống của chúng tôi", ông Thụ nói.
Ông Thụ - ông trùm tóc, một người được coi là có tầm nhìn xa trông rộng, cho biết việc xuất khẩu mặt hàng này đã giúp duy trì sự sống cho khoảng 500 gia đình, tương đương 80% số dân trong vùng.
Ông Đỗ Văn Thụ
Tóc đã trở thành một ngành kinh doanh lớn trên khắp thế giới. Cùng với tóc giả, nhu cầu nối tóc của các phụ nữ trẻ sành điệu đã bùng nổ trong suốt một thập kỉ qua."Mỗi năm, gia đình tôi xuất khẩu khoảng từ 50 tới 60 tấn tóc sang Trung Quốc. Chúng tôi thu mua nó từ khắp các mọi nơi trên đất nước cũng như từ Lào và Campuchia", doanh nhân 50 tuổi này chia sẻ với hãng tin AFP.
Theo ông Nguyễn Văn Tam, 60 tuổi, một người dân trong làng, giá của mỗi kg tóc dao động trong khoảng từ 45 đến 250 USD, tùy thuộc vào chất lượng của tóc: độ dài và độ tự nhiên của tóc. Đây là yếu tố hàng đầu đối với tóc nối.
"Tóc của chúng tôi tự nhiên 100%. Tóc dài khoảng 70 hoặc 80 cm có giá đắt hơn tóc dài 50 - 60 cm", ông Tam vừa nói vừa xếp các lọn tóc dài thành một mớ rồi buộc bằng dây chun.
"Đây là tóc của một người già, vì thế chúng tôi phải mua thuốc nhuộm về để nhuộm đen nó".
Khi nhu cầu về tóc đang ngày càng tăng nhanh, những người thu mua tóc tại thôn Bình An phải đi tìm những mái tóc chưa cắt ở các vùng đất xa xôi hẻo lánh hơn, nơi những người nuôi tóc dài sẵn sàng cắt chúng.
Ông Tam nói: "Đôi khi con tôi phải đi 200 tới 300 km mỗi ngày để mua chỉ vài kg tóc. Người Việt Nam chúng tôi rất chịu khó nếu nó giúp chúng tôi có tiền".
Năm nào cũng vậy, những người thu mua tóc đi khắp đất nước để tìm những phụ nữ sẵn sàng cắt tóc để bán lấy tiền.
Một công nhân tại thôn Bình An đang phân loại, sắp xếp các lọn tóc
Sau 13 năm làm công việc này, bản thân ông Thụ nay đã trở thành triệu phú. Những ngôi nhà khang trang mọc lên là minh chứng cho sự thịnh vượng mà tóc mang lại cho những người dân thôn Bình An. Ông Thụ chia sẻ: "Mỗi công nhân trong doanh nghiệp của tôi kiếm được khoảng 3 triệu đồng/tháng", cao gấp 3 lần thu nhập trung bình của người dân nông thôn Việt Nam. Chính những người dân ở đây cũng thừa nhận rằng cuộc sống của họ đã được cải thiện đáng kể nhờ doanh nghiệp buôn tóc của ông Thụ.
Với khoản lợi nhuận lớn mà nó mang lại, rất nhiều nông dân trong làng cũng tham gia làm công việc này, cuộc sống của họ đã được cải thiện đáng kể vài năm trở lại đây", trưởng thôn Bình An Nguyễn Văn Kiên chia sẻ với AFP.
Ông Thụ đã nhắm tới việc mở rộng thị trường. Theo ông, đang có những cơ hội lớn trong khu vực khi mà nhu cầu nối tóc và tóc giả ở các nước như Hàn Quốc và Thái Lan đang tăng lên.
Việc kinh doanh đang phát triển mạnh - "ngày càng khó để mua được tóc tốt nhưng chúng tôi có thể bán mọi thứ chúng ta thu được", ông Thụ cho biết.
Một nữ công nhân bên những mớ tóc được xếp gọn gàng bằng dây chun
Tuy nhiên, việc kinh doanh tóc cũng có những góc tối khi mà nguồn cũng tóc tốt ngày càng khó kiếm.Các nữ sinh tại một trường trung học ở tỉnh Lạng Sơn đã bị những kẻ thu mua tóc vô đạo đức tấn công và cắt mái tóc dài.
Đầu tháng 9, một học sinh 15 tuổi khác tên là Võ Nguyễn Hoàng Chi tại Đà Nẵng đã đồng ý bán mái tóc dài của mình chỉ với giá 24 USD để trả tiền học phí.
Chi tâm sự: "Gia đình em rất nghèo, em không có lựa chọn nào khác là phải hi sinh mái tóc mình để trả học phí - Em muốn học học thật tốt ở trường... Nhưng sau khi bán tóc, em không thể ngủ được. Em đã khóc khi đưa tay vuốt mái tóc ngắn của mình".