Đường rải nhựa vẫn sử dụng tốt, nhiều ngôi nhà trông như thể vẫn có người sinh sống, không một bóng xe cộ và các căn phòng phía bên trong cửa sổ đều trống rỗng là những gì người ta thấy khi tới Boel, một thị trấn bị bỏ hoang ở Bỉ.
Thị trấn Doel đã tồn tại hàng trăm năm, ít nhất cũng phải có từ năm 1927. Nhiều tòa nhà lịch sử trong làng, bao gồm cả chiếc cối xay gió bằng đá lâu đời nhất của Bỉ, đã được xây dựng từ năm 1611.
Từ những năm 1970, chính phủ Bỉ định sẽ phá hủy thành phố này để mở rộng bến cảng Antwerp gần đó, song mãi tới năm 1999, kế hoạch phá dỡ mới được thông qua. Tuy nhiên, kế hoạch này cho tới nay vẫn chỉ nằm trên giấy tờ.
Những tác phẩm tranh tường này xuất hiện kể từ khi người dân lần lượt bỏ đi vào năm 1999.
Tác giả của những bức tranh tường này hiện vẫn chưa rõ là ai. Người ta cho rằng những nghệ sĩ đường phố, khi đi qua khu vực này, đã nảy sinh cảm hứng. Cũng có người cho rằng chính người dân ở đây, những người từng kịch liệt phản đối kế hoạch phá hủy thị trấn, đã vẽ chúng như một hành động thể hiện sự nổi loạn, nhằm thu hút sự chú ý.
Nghệ sĩ người Ý Michelangelo Pistoletto đã cho rằng thị trấn này "có thể trở thành một địa điểm du lịch và nghệ thuật uy tín, tiếng tăm trên thế giới", "là nơi lý tưởng và độc đáo để tổ chức những cuộc sáng tác ngoài trời và những triển lãm nghệ thuật quốc tế".
Cùng xem một vài bức tranh tường kì dị, ấn tượng tại thị trấn Doel: