Trong nghi lễ cầu mưa ujungan này, mỗi cặp đôi được lựa chọn tham gia cầu khấn sẽ vờn nhau, liên tục quất mạnh roi vào người, đặc biệt là mạng sườn của đối phương, cho tới khi máu túa ra. Những khu vực dưới bụng và cổ được quy định là những vùng roi mây không được chạm tới.
Ở đây, máu được coi là một dấu hiệu cầu xin mưa.
Thay vì đau đớn bởi những vết quất bỏng rát, họ gần như không tỏ ra quằn quại, ngược lại, họ thậm chí còn nhảy múa và cười đùa vui vẻ cùng với đám đông người xem trong tiếng trống, tiếng nhạc.
Nghi lễ này bắt nguồn từ một truyền thống có từ lâu đời của những đứa trẻ mục đồng, những người thường xuyên phải khốn khổ mỗi ngày để đi lấy nước cho gia súc trong mùa khô.
Tới nay, nghi lễ này không còn được tổ chức hàng năm nữa, nhưng những tộc người đang tuyệt vọng vì nắng nóng kéo dài vẫn dùng tới nghi lễ này như là cách thức cuối cùng để mong mưa về.
Chiếc roi mây là công cụ chính trong nghi lễ cầu mưa của người Indonesia.
Hai "đối thủ" trên sàn đấu tìm cách quật mạng roi vào đối phương.
Vết quất càng mạnh, càng tứa máu càng tốt.
Họ tỏ ra vui vẻ vì bị đánh và chảy máu khắp người.