Đàn ông Ấn Độ nói gì về nạn cưỡng hiếp?

Trong một cuộc điều tra của báo Observer (Anh) về nạn cưỡng hiếp, một nhóm đàn ông trẻ ở bang Goa đã trút mọi trách nhiệm cho phụ nữ.

Ai bảo khêu gợi?

Nhóm thảo luận ngồi quanh một chiếc bàn tại một quán bar nhìn ra biển Ả-rập. Phong cảnh thật lý tưởng. Những cây cọ dừa mọc sát mép nước, biển trong vắt và nhiệt độ khoảng 35 độ C. Mới gần trưa nhưng trên bãi biển đã có vài du khách phương Tây lang thang dọc bãi biển. Đàn ông mình trần mặc quần đùi, phụ nữ mặc áo tắm hai mảnh bikini.

Một chàng trai Ấn Độ đang hướng dẫn du khách tham quan khu ổ chuột ở Delhi.

Những nhóm đàn ông bản xứ ngồi ngắm phụ nữ, kín đáo chụp ảnh bằng điện thoại di động. Khi màn đêm buông xuống, những quán bar gần đó sẽ kín người trẻ tuổi.

Cách quán bar diễn ra cuộc thảo luận vài ký lô mét là nơi tìm thấy xác của thiếu nữ người Anh Scarlett Keeling hồi 5 năm trước. Cô bé khi đó 15 tuổi đã bị hiếp và sát hại. Phiên tòa lúc hoãn lúc xử chống lại hai kẻ thủ ác kéo dài nhiều năm.

Không ai tin rằng những kẻ có trách nhiệm sẽ đối mặt với pháp luật và cũng như có vẻ chính quyền địa phương chẳng hăng hái đưa vụ việc đến hồi kết.

Sự thật là ở Ấn, nhiều người nghĩ một thiếu nữ 15 tuổi đi uống ở quán bar vào lúc sang ngày mới là muốn chuốc lấy rắc rối. Banaulikar tâm sự rằng anh có một em gái và nếu cô ấy ra ngoài sau 19 giờ tối thì anh rất lo vì đàn ông không kiểm soát được bản thân.

Tay “chạy bàn” Robin Shretha nói: “Khi con gái có vẻ gợi tình thì con trai không thể kiềm chế bản thân, họ sẽ hiếp dâm”. Papi Gonzales, chủ một quán bar nói: “Hiếp dâm là vấn đề lớn. Nó bắt đầu từ phụ nữ. Họ khiến đàn ông điên loạn”.

Những người đàn ông Ấn khác gật đầu đồng tình. Theo tờ Observer, chủ nghĩa bảo thủ đạo đức sâu sắc của một số đàn ông Ấn trẻ tuổi đi kèm với những quan điểm lệch lạc về giới tính trong một xã hội mà nền kinh tế phát triển nhanh đã vượt qua các thái độ về xã hội.

Nhóm tham gia thảo luận nói họ nhận những lời trách cứ, trong khi không ai chú ý đến hành động của phụ nữ trẻ, những người cần biết rằng họ không nên ra ngoài một mình vào ban đêm.

Abhijit Harmalkar cho rằng văn hóa Ấn không cho phép phụ nữ ra ngoài sau 18 giờ tối vì mọi thứ đều có thể xảy ra như hiếp dâm, cướp, bắt cóc. Đó là tâm lý chung của một số người. Phụ nữ ăn mặc thiếu vải và gợi tình và đó là lý do để họ bị hiếp dâm, vì đàn ông thì không kiểm soát được bản thân.

Một du khách phương Tây đang phơi nắng trên một bãi biển ở Goa.

Chỉ có tận thế thì mới thay đổi

Có thể nhóm đàn ông trong cuộc nói chuyện chỉ là nhóm nhỏ, ngẫu nhiên và nhiều người Ấn sẽ xem quan điểm đó là không thể chấp nhận. Nhiều người nước ngoài nghĩ chuyện đến Ấn, đặc biệt là phụ nữ trẻ, sẽ thấy những quan điểm này không chỉ là kinh tởm mà còn là nguy hiểm. Và dù đây là ví dụ nhỏ, nó cũng cho thấy họ nói một cách cởi mở và rõ ràng. Thanh niên Ấn cũng thể hiện suy nghĩ tương tự - thậm chí là số lượng lớn đồng hương của họ sẽ bị sốc.

Một nguyên nhân khác chính là vấn đề “bẽ mặt và làm cho hả giận”. Những người tham gia khảo sát của Observer nói: đôi khi phụ nữ lả lơi với họ nhưng sau đó lại từ chối. Theo họ, các cô gái Ấn đến quán bar thì họ không cư xử như thế.

Có thể ở đó sẽ có vài gã có ý làm chuyện đồi bại và chuyện hiếp dâm xảy ra. Tuy nhiên, thỉnh thoảng việc các cô gái không có cử chỉ quyến rũ, không chuyện trò với các chàng trai lại khiến những người này trở nên tức giận và rắp tâm “tao sẽ hiếp mày”.

Nhóm được khảo sát, vẫn giữ quan điểm rằng phụ nữ là những công dân hạng hai ở Ấn đã lỗi thời. Họ nói ngày nay mọi người bình đẳng, phụ nữ đi làm và cũng kiếm được tiền. Nhiều năm trước đó thì các cô gái bị thờ ơ và chàng trai thì có nhiều cơ hội.

Vấn đề là sự quyết đoán mới trong nữ giới Ấn đang gây tình trạng rối loạn cho đàn ông. Gonzales nói chủ yếu là tài khoản ngân hàng bạn có bao nhiêu. Phụ nữ yêu tiền và xe hơi đời mới bóng loáng và mọi chuyện sau đó ổn thỏa. Banaulikar tiếp lời rằng nếu bạn nắm trong tay 4 phụ nữ thì đôi khi trong đó có một ả điếm. Những người khác không biết bạn mình là điếm.

Chuyện này phổ biến ở đời sống đại học. Những thái độ như thế không lạ. Abhijit Mukherjee là con trai của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee. Bản thân Mukherjee cũng là một ông nghị của Đảng Quốc đại cầm quyền, đã giải tán những người biểu tình sau vụ hiếp dâm ở Delhi vì cho rằng những người phụ nữ này muốn làm nổi. Sau đó lãnh tụ tôn giáo Asaram Bapu nói nạn nhân không phải vô can và hỏi đám đông rằng “có ai vỗ tay không”.

Gonzales còn đưa ra giải pháp mà theo tay chủ quán bar này, nếu có thêm gái mại dâm thì có lẽ sẽ ít rắc rối cho phụ nữ trẻ vì điều đó khiến đàn ông vui. Gonzales cũng tiết lộ ở Bombay có khoảng 20 chỗ nhưng Goa thì không có nơi nào như thế. Thế là khi nhìn thấy goras (tiếng lóng chỉ người da trắng) phô bày thân thể thì đàn ông Gora phản ứng rất tệ.

Cuộc trò chuyện với Observer được tiếp nối bằng giải pháp giúp hạn chế nạn hiếp dâm ở Ấn. Theo những người tham gia trò chuyện, gia đình có phụ nữ cần nghiêm khắc hơn, không nên cho họ ra ngoài vào ban đêm. Đó là giải pháp truyền thống để các cô gái được an toàn.

Với những ai quan tâm đến chuyện quảng bá nữ quyền ở Ấn, những quan điểm nói trên rất đáng báo động. Mới đây, hạ viện nước này đã thông qua các luật chống hiếp dâm mới trong đó có tử hình thủ phạm trong những vụ đặc biệt nghiêm trọng và những biện pháp trừng phạt nặng hơn đối với những kẻ săn đuổi và hành hung phụ nữ.

Tuy nhiên, buổi nói chuyện cạnh bờ biển ở Goa gồm toàn đàn ông với nhau đã kết thúc bằng một chuyện đáng lưu ý là những nỗ lực đó cũng không mang lại nhiều hy vọng cho hàng ngàn người đang diễu hành trên đường vì muốn kết thúc bạo lực tình dục. Avinash Harmalkar nói: “Những thứ tương tự như thế - các vụ hiếp dâm - xảy ra hằng ngày và sẽ chẳng có thay đổi gì đâu. Chỉ có tận thế thì mọi thứ mới thay đổi”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại