Cướp biển Ấn Độ Dương: Tủ lạnh thành nhà xác tạm thời

myle |

Suốt 2 năm rưỡi, họ vẫn bị giam cầm trên biển và dường như bị những chủ sở hữu con tàu bỏ rơi.

Mùa xuân năm 2010, con tàu Iceberg 1 chở các thiết bị điện bắt đầu khởi hành từ Aden tới nước Anh. Song khi mới chỉ đi được chưa đầy 16 km, qua vùng vịnh Aden (Ấn Độ Dương), nó cũng không thể tránh khỏi tương lai đã được dự đoán trước: bị cướp biến Somali bắt cóc.

Con tàu bị những kẻ tấn công đưa tới neo đậu ở gần Hobyo, thành phố cảng của người Somali cổ, nay đã thành thành trì lớn của dân cướp biển. Chúng đòi Azal Shipping & Cargo (trụ sở ở Dubai), hãng sở hữu tàu Iceberg 1, số tiền chuộc 8 triệu USD.

Khác với một số tàu bị "sập bẫy" vài năm trở lại đây, không có khoản tiền chuộc nào được đưa ra để đổi lấy tự do cho 24 thủy thủ của Iceberg 1, cũng không có lực lượng hải quân nước ngoài nào cố gắng giải thoát cho họ. Vì thế mà cả đoàn thủy thủ đã bị giam cầm suốt 2 năm rưỡi, mặc dù đôi khi họ cũng được quyền liên lạc về nhà. Đây là trường hợp bị cướp biển bắt cóc dài nhất trong lịch sử hàng hải hiện đại.

Điều kiện sống trên tàu cực kì kinh khủng. Các thủy thủ đoàn phải sống chen chúc trong một căn phòng nhỏ, chỉ rộng 5 mét vuông, đồ ăn, nước uống đều cực kì hạn chế. Họ dường như phát điên lên vì những thử thách mà mình đã phải chịu đựng trong suốt khoảng thời gian dài.
cuop-bien-an-do-duong-tu-lanh-thanh-nha-xac-tam-thoi

Diraj Diwari, 26 tuổi, trả lời phỏng vấn một đài truyền hình ở Ấn Độ rằng:  "Các thành viên trong đoàn đều ốm và rối loạn tâm thần".

Tháng 10/2010, Wagdi Akram, một thủy thủ người Yemen, đã nhảy xuống biển tự tử vì không thể chịu đựng thêm được nữa. Ít nhất một thủy thủ khác người Ghana cũng được cho là đã chết, mặc dù hiện không rõ người này tự tử hay bị cướp biển giết. Chỉ biết rằng tủ lạnh của tàu nay đã trở thành nhà xác tạm thời.

"Dịch bệnh xuất hiện trong nhóm các thủy thủ, một người bị mù và một người khác có vấn đề nghiêm trọng về dạ dày", thuyền trưởng Abdirazzak Ali Saleh cho biết,  "nước không sạch và chúng tôi chỉ được ăn một bữa một ngày, cơm, chỉ có vậy".

Trong khi đó, hãng Azal thậm chí còn từ chối gặp gỡ gia đình các con tin và trả lương cho các thủy thủ trong thời gian họ bị bắt, mặc dù nhiều người trong số họ là trụ cột của gia đình.

Tuy nhiên, một nhân viên trong ngành khẳng định:  "Thật không may là việc một số công ty nhỏ, ít tiền ở những vùng như Trung Đông không trả bảo hiểm tiền chuộc và tiền bắt cóc là chuyện thường gặp, họ chỉ hi vọng tàu của mình không bị tấn công".
cuop-bien-an-do-duong-tu-lanh-thanh-nha-xac-tam-thoi

Iceberg 1 là một trong nhiều trường hợp bị cướp biển bắt cóc dài ngày trên Ấn Độ Dương. Mặc dù các báo cáo đầu tháng này chỉ ra rằng sự hoành hành của những băng đảng cướp biển đã được kiềm chế, song có khoảng 177 con tin vẫn phải sống trong cảnh bị nuôi nhốt.

Thậm chí, người ta lo ngại rằng các thủy thủ rơi vào tay cướp biển có thể còn bị bắt giữ lâu hơn và bị đối xử tàn tệ hơn nữa để đòi thêm nhiều tiền chuộc.

Đối với trường hợp các thủy thủ Iceberg 1, điều thực sự khả thi lúc này là thuyết phục những cướp biển rằng con tin mà họ đang giam gữ ít giá trị hơn những thủy thủ từ các nước giàu. Ngành công nghiệp tàu thủy đang phải tính tới phương án cùng nhau chi trả chi phí, một phương án vẫn được sử dụng trong các trường hợp không có khoản tiền chuộc nào, mặc dù  "đó chỉ là một phần nhỏ trong số những thứ mà cướp biển muốn".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại