Khi rời kí túc xá tới ngôi làng Aluu gần đó, 4 sinh viên Ugonna Obuzor, Chiadika Biringa, Lloyd Toku và Tekena Elkanah tại Đại học Nigeria thực sự không biết rằng điều gì đang chờ đón mình tại đó.
Chân dung 4 nạn nhân trẻ của cuộc truy sát.
Đoạn video ghi lại hiện trường, 4 thanh niên này đã bị đuổi đánh khắp đường bằng gậy, bị lột sạch quần áo vào đánh đập cho tới khi gần bất tỉnh. Họ bị kéo dọc các con đường lấm bùn, bị ném bê tông vào đầu. Cuối cùng, 4 thanh niên này đã chết do người dân làng quấn lốp xe ô tô tẩm đầy xăng quanh cổ rồi châm lửa đốt.
Theo bà Chinewe, mẹ của nạn nhân Biringa, Obuzor đã rủ 3 người bạn của mình cùng đi tới ngôi làng Aluu vì có người tại đó nợ tiền cậu.
Hiện vẫn chưa biết chính xác điều gì đã thực sự xảy ra tại hiện trường, song nhiều người cho rằng kẻ vay nợ của Obuzor đã hô hoán rằng 4 cậu thanh niên tới đây để ăn trộm laptop, điện thoại di động. Vụ việc này diễn ra trong tình trạng ngôi làng này đang xôn xao vì hàng loạt các vụ cướp có vũ trang khiến người dân đều cảnh giác cao độ.
Bốn thanh niên trẻ bị lột quần áo và quấn lốp ô tô. Ảnh chụp từ video.
Theo phát ngôn viên cảnh sát, "Cảnh sát đã tiến hành điều tra, bắt giữ Alhaji Hassan Welewa, thủ lĩnh của cộng đồng Omukiri ở Aluu và 18 người khác". Họ cũng cho biết thêm rằng những nhân viên có mặt tại hiện trường cũng không thể nào ngăn cản nổi vụ việc bởi họ bị dân làng ném đá.
Mẹ cậu bé Biringa vẫn chưa hết bàng hoàng về cái chết thương tâm của cậu con trai: "Tôi muốn cả thế giới biết rằng cảnh sát đã không thể bảo vệ chúng tôi tới mức nào. Chúng tôi muốn cả thế giới biết rằng con trai tôi và 3 người bạn của nó vô tội".
Trong khi đó, ông Steven, chồng bà Biringa đầy phẫn nộ: "Tôi muốn mọi người biết từ đầu tới cuối bản chất man rợ mà họ đã làm để giết chết chúng. Ngay cả kẻ thù tồi tệ hơn nữa cũng không nên bị đối xử theo cách này ở thế kỉ 21, cách mà con người ta đối xử và giết chết đồng loại như thể họ là chuột".
Quấn lốp ô tô quanh cổ rồi tẩm xăng đốt được gọi là "quấn cổ". Đây vốn là một cách xử tử hình phổ biến ở Nam Phi thập niên 1980 và 1990. Những nạn nhân của cách xử tử này sẽ chết dần trong đau đớn tột cùng.
Tới nay, phương pháp này vẫn được sử dụng ở những cộng đồng người sống ở vùng xa xôi hẻo lánh, nơi cảnh sát không được tin tưởng, còn các quan chức địa phương không thể nào xóa bỏ cách thức xử lí tội phạm đã tồn tại từ lâu đời này. Và vụ truy sát mới đây nhất này thực sự là một minh chứng kinh hoàng cho việc sử dụng "luật rừng" ở đây.
Những tên trùm ma túy Brazil được cho là vẫn sử dụng cách này để tiêu diệt kẻ thù.