Thế giới vẫn chưa cai nghiện được thứ năng lượng "bẩn" nhất hành tinh: Đầu tư vào khai thác than vẫn đang bùng nổ, lên tới 120 tỷ USD

Tất Đạt |

Theo Bloomberg, lượng tiền ngân hàng giải ngân cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác than - nhiên liệu hóa thạch “bẩn” nhất - vẫn ở mức cao đáng ngạc nhiên, 120 tỷ trong năm ngoái.

Thế giới vẫn chưa cai nghiện được thứ năng lượng "bẩn" nhất hành tinh: Đầu tư vào khai thác than vẫn đang bùng nổ, lên tới 120 tỷ USD- Ảnh 1.

Tỷ lệ đáng lo ngại

Một báo cáo mới từ các nhà nghiên cứu tại Bloomberg New Energy Finance (BNEF) cho thấy rằng tất cả nguồn tài trợ cho các dự án than và các công ty tiếp xúc với than cần phải giảm mạnh để hạn chế khả năng nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 1,5 độ C vào giữa thế kỷ này.

Theo BNEF, các ngân hàng đã sắp xếp khoảng 120 tỷ USD tài trợ cho các dự án than vào năm ngoái, tương đương khoảng 13% tổng nguồn tài trợ được đầu tư cho các dự án nhiên liệu hóa thạch. Nghiên cứu của BNEF cho thấy tỷ lệ đó cần giảm xuống tối đa chỉ còn 1% vào những năm 2040 để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.

Thị phần lớn nhất trong ngành kinh doanh than là ở Trung Quốc. Trên thực tế, 76% nguồn đầu tư cho than thống kê được — tương đương 93 tỷ USD—đã được giải ngân tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm ngoái. Mỹ đứng thứ hai với khoảng cách khá xa, chỉ đạt mức 10 tỷ USD, tiếp theo là 3 tỷ USD cho cả Ấn Độ và Đức.

10 ngân hàng rót tiền cho than lớn nhất đều có trụ sở tại Trung Quốc, dẫn đầu là Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Tỷ lệ tài trợ cho các dự án carbon thấp so với nhiên liệu hóa thạch là 0,57/1 vào năm 2022, thấp hơn mức trung bình 0,73 của khoảng 1.000 ngân hàng được BNEF theo dõi. Để thế giới tránh được hậu quả tồi tệ nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu, tỷ lệ đó — mà BNEF gọi là tỷ lệ ngân hàng đầu tư cho năng lượng (hoặc ESBR) — cần phải đạt mức 4/1 vào năm 2030 trên toàn ngành.

Thế giới vẫn chưa cai nghiện được thứ năng lượng "bẩn" nhất hành tinh: Đầu tư vào khai thác than vẫn đang bùng nổ, lên tới 120 tỷ USD- Ảnh 2.

Trina White, nhà phân tích tài chính bền vững tại BNEF cho biết: “Đốt than ở bất cứ đâu cũng là mối đe dọa lớn đối với các mục tiêu khí hậu của chúng ta”.

Bà nói, các ngân hàng cần phát triển một cơ chế và sau đó đảm bảo rằng họ sẽ thực hiện theo từng bước để loại bỏ dần việc đầu tư cho dự án than.

Bà White cho biết: “Điều quan trọng không kém là tăng cường nguồn cung cấp năng lượng carbon thấp để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng”.

Giảm tiêu thụ than

Tại Trung Quốc, sản lượng than tăng lên mức kỷ lục 4,5 tỷ tấn vào năm ngoái. Nước này cũng tiếp tục phê duyệt công suất mới với sản lượng trong nước hiện đạt khoảng 3,5% so với mức năm 2022.

Về mặt tích cực, Trung Quốc, quốc gia đốt nhiều than hơn phần còn lại của thế giới cộng lại, đã cam kết giảm tiêu thụ than vào giữa thập kỷ này. Với nguồn cung dồi dào, sản xuất trong nước dự kiến sẽ chững lại vào năm 2024, trong khi nhập khẩu có thể giảm đáng kể. Australia, một nhà cung cấp lớn, dự báo lượng mua than nhiệt ở nước ngoài được sử dụng bởi các nhà máy điện của Trung Quốc sẽ giảm xuống 221 triệu tấn từ mức kỷ lục 302 triệu tấn trong năm nay, theo báo cáo hàng quý mới nhất mới được chính phủ công bố.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết vào tuần trước rằng tổng mức tiêu thụ than sẽ đạt mức cao kỷ lục hơn 8,5 tỷ tấn trong năm nay, và sau đó bắt đầu một đợt giảm đều đặn và kéo dài. Cơ quan này cho biết trong báo cáo về than năm 2023, nhu cầu có thể sẽ giảm xuống còn 8,3 tỷ tấn vào năm 2026.

Thế giới vẫn chưa cai nghiện được thứ năng lượng "bẩn" nhất hành tinh: Đầu tư vào khai thác than vẫn đang bùng nổ, lên tới 120 tỷ USD- Ảnh 5.

Mặc dù than vẫn là nguồn nhiên liệu sản xuất điện lớn nhất thế giới, việc gia tăng xây dựng nhà máy năng lượng tái tạo đang vượt xa nhu cầu điện ngày càng tăng. Việc loại bỏ than đá sẽ là một phần quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu nhằm giảm lượng khí thải carbon.

Theo báo cáo của IEA, Mỹ và Liên minh châu Âu đang thúc đẩy các nỗ lực này, với mức tiêu thụ than sẽ giảm hơn 20% ở cả hai khu vực từ năm 2023 đến năm 2026.

Tuy nhiên, nhu cầu ở châu Á đang giảm chậm hơn nhiều, trong đó Trung Quốc rõ ràng đang là tâm điểm chú ý. Quốc gia này vẫn sử dụng hơn một nửa lượng than của thế giới và vẫn là quốc gia quan trọng cần theo dõi, BNEF cho hay.

Nguồn: Bloomberg

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại