Black Friday (ngày thứ 6 đen tối) được cho là có điểm xuất phát từ những năm 1950 -1960, thời điểm thế giới đang bước vào giai đoạn hậu thế chiến II và nhiều nhà bán lẻ muốn tạo ra một lễ hội mua sắm thường niên để kích cấu tiêu dùng.
Cho đến nay, Black Friday vẫn giữ được vị thế quan trọng của nó trong chu trình bán lẻ của thế giới, dù bị những ngày lễ lớn khác như lễ Song Nhị Thập ở Trung Quốc (lễ đôc thân) hay Cyber Monday chiếm bớt phần hào quang.
Trong mỗi mùa mua sắm, hàng trăm tỷ USD hàng hoá được bán ra, với số lượng khách lên tới con số vài triệu. Không hiếm người lựa chọn thời gian này để kết hợp du lịch mua sắm, nhằm tiếp cận được những điểm bán giá rẻ nhất thế giới.
Đây cũng là thời điểm mà những mối nhận hàng xách tay, săn sale kiếm lời lớn.
Biển người kín đặc ở các siêu thị, trung tâm mua sắm trong lễ Black Friday.
Hàng điện tử, đặc biệt là tivi cỡ lớn, luôn được săn mua nhiều nhất trong mọi mùa mua sắm. Đây cũng là mặt hàng ghi nhận mức chiết khấu cao nhất, thường không dưới 30% qua từng năm.
Chính vì quá hot, những sạp bán tivi vẫn luôn là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh giành sản phẩm nhất của số đông khách hàng.
Hầu như năm nào Black Friday cũng ghi nhận hình ảnh khách hàng đánh nhau, sử dụng vũ lực để lấy phần hàng. Lượng người mua quá đông, nhân viên có hạn và các biện pháp an ninh khó có thể triển khai nhanh chóng là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều vụ đổ máu xảy ra.
Năm 2013, giới chức Mỹ thậm chí còn ghi nhận trường hợp tử vong trong siêu thị vì ngày lễ Black Friday khi một chủ cửa hàng được phát hiện chết do nhồi máu cơ tim nhưng không khách hàng nào nhận ra trong suốt 3 ngày của lễ hội chỉ vì quá mải miết mua sắm.
Riêng về giao thông, năm nào ở Mỹ và châu Âu cũng phải đối mặt với nạn tắc đường và bùng nổ tai nạn giao thộng vì Black Friday.
Thế nhưng sau tất cả, vẫn là niềm vui cho hàng triệu lượt khách hàng và cả các nhà bán lẻ, để hướng tới một năm mới nhiều hi vọng hơn.
Náo loạn xếp hàng mua iPhone X