Theo đó, Ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán năm 2020 nhấn mạnh về những lợi ích của đất trong đời sống, như cung cấp thực phẩm cho con người, thức ăn cho động vật và sợi vải để dùng trong trang phục hàng ngày... Từ đó kêu gọi các hành động cụ thể của từng cá nhân, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các tài nguyên đang có, sống hài hòa với thiên nhiên, giảm gánh nặng cho đất, chống lại quá trình sa mạc hóa ngày càng nghiêm trọng.
Theo các nhà khoa học, hơn 2 tỷ ha đất nông nghiệp trước đây đã bị thoái hóa và hiện nay không còn khả năng sản xuất. Đây là một phần của quá trình sa mạc hóa - một trong số những thách thức về môi trường lớn nhất trong thời đại chúng ta.
Nhân Ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán 2020, ông Ibrahim Thiaw, Tổng Thư ký và Thư ký điều hành của Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) đã kêu gọi cư dân toàn cầu tiết kiệm lương thực, thực phẩm, bảo vệ môi trường, làm việc hòa hợp với thiên nhiên để vừa cải thiện chất lượng cuộc sống, vừa ngăn chặn suy thoái đất, đảo ngược những mất mát về đa dạng sinh học.
80 quốc gia trên thế giới đã cam kết trong 10 năm tới sẽ khôi phục 400 triệu ha đất. Tổ chức này cũng đã và đang áp dụng các sáng kiến chống hạn hán, như thiết lập hệ thống phòng, chống hạn hán ở các khu vực, các quốc gia, lập chương trình hành động để tăng cường khả năng phục hồi của con người và hệ sinh thái đối với hạn hán và sa mạc hóa.
Sau đây là những hình ảnh Thế giới trông như thế nào sau một đợt hạn hán do Sputnik tổng hợp:
Quang cảnh hồ chứa nước El Yeso nằm ở Andes, Chile.
Một cây đơn độc cạnh bể chứa nước cho gia súc trên đồng cỏ bị hạn hán ở ngoại ô Walgett ở New South Wales, Australia.
Sông Colorado hùng vĩ một thời ở Mỹ thậm chí bây giờ không còn “vươn ra tới đại dương”. Hơn 40 triệu người ở Denver, Los Angeles, Las Vegas, Phoenix, Tucson, San Diego, Salt Lake City, Albuquerque và Santa Fe phụ thuộc vào con sông này.
Một bến tàu du thuyền trong khu giải trí quốc gia Lake Mead ở Arizona.
Hồ nước trong trang trại bị hạn hán ở Walgett, Australia năm 2018.
Hình ảnh nhìn từ trên cao những cây sồi xanh bên cạnh những cây bị chết khô trong một khu rừng miền tây nước Đức, ngày 28/4/2020.
Một thanh niên Ấn Độ đi dọc theo hồ Chembarambakkam ở ngoại ô Chennai, khi hạn hán năm 2019.
Hồ Aculeo trong nhiều thập kỷ là một trong những điểm thu hút khách du lịch chính ở khu vực xung quanh thành phố Santiago, đã biến mất do hạn hán và tiêu thụ nước quá mức.
Quang cảnh bến tàu gần hồ Aculeo, cách thành phố Santiago, Chile khoảng 70 km về phía tây nam vào năm 2019.
Những con trâu tại khu bảo tồn ở Nam Phi, ngày 15/1/2020. Tại đây, trên biên giới hoang mạc Kalahari, động vật hoang dã đã quen với nhiệt độ khắc nghiệt. Nhưng sau vài năm hạn hán, chúng yếu đi và chết dần.
Xác của một con trâu nằm bên bờ hồ chứa khô hạn trong Công viên quốc gia Mana Puls ở Zimbabwe.
Vùng đất khô hạn gần hồ chứa Los Lorele ở Tegucigalpa vào năm 2019. Los Lorele, cung cấp hơn 50% nước cho thủ đô của Honduras, với dân số 1.000.000 người.
Hình ảnh chụp từ trên cao của hồ Lac des Brenets ở biên giới của Pháp và Thụy Sĩ, vào ngày 20/9/2018.
Đập nước Tivaterskluf ở Nam Phi, cung cấp khoảng 40% tài nguyên nước đã bị hạn hán do biến đổi khí hậu và trở thành sa mạc vào năm 2018.
Một người phụ nữ và đứa trẻ đi ngang qua một đàn dê bị chết trong khu vực hạn hán ở đông bắc Somalia vào năm 2016.
Cư dân của ngôi làng Padal Ấn Độ đang cố gắng múc những xô nước cuối cùng. Nhiệt độ ở miền bắc Ấn Độ lên tới 50 độ C đã gây ra hạn hán.
Một hồ chứa nước bị hạn hán gần Cordoba (Tây Ban Nha) vào tháng 11/2017. Mỗi năm, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phải vật lộn với đợt hạn hán gây ra những vụ cháy rừng và mất mùa.
Một người đàn ông đi dạo cùng chú chó của mình dọc theo lòng sông Dreisam khi hạn hán vào tháng 8/2018 ở phía tây nam nước Đức.