Thế giới sẽ đạt mức CO2 kỷ lục trong 3,3 triệu năm qua vào năm 2025

Lê Trang |

Thay đổi khí hậu do sự nóng lên toàn cầu đang được dự đoán có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn khi các chuyên gia cảnh báo mức độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển sẽ đạt đỉnh chưa từng thấy trong 3,3 triệu năm qua.

Các chuyên gia ước tính mức CO2 trong khí quyển vào năm 2025 - một yếu tố chính gây ra biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu - có thể vượt quá mức khi hành tinh của chúng ta ấm hơn bất kỳ thời kỳ nào trong 3,3 triệu năm trước. 

Trong kỷ nguyên Pliocene, Trái đất nóng hơn so với ngày nay với mực nước biển cao hơn và các khối băng nhỏ hơn. Ở mức ấm nhất, nồng độ CO2 trong Pliocene được ước tính là từ 380 đến 420 phần triệu. Mức CO2 hiện nay tương đương 414ppm và con số ngày đang không ngừng tăng lên.

Tiến sĩ Thomas Chalk, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Trở  lại một khoảng thời gian trong quá khứ khi bắt đầu có sự xuất hiện từ Mặt trời giống như ngày nay, Trái đất bắt đầu có phản ứng với CO2. 

Kết quả nổi bật mà chúng ta đã tìm thấy là mức ấm nhất của thời kỳ Pliocene có từ 380 đến 420 phần triệu CO2 trong khí quyển. So sánh với giá trị của ngày hôm nay là khoảng 415 phần triệu, cho thấy rằng chúng ta đã ở mức mà kỷ nguyên trước đang trong giai đoạn nguy hiểm.

 Hiện tại, mức CO2 của chúng ta đang tăng lên khoảng 2,5 ppm mỗi năm, có nghĩa là vào năm 2025, chúng ta đạt một con số kỷ lục mới trong 3,3 triệu năm qua."

Thế giới sẽ đạt mức CO2 kỷ lục trong 3,3 triệu năm qua vào năm 2025 - Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu của Southampton đã phân tích các hóa thạch nhỏ từ biển Caribbean để tái tạo bầu khí quyển cổ xưa của Trái đất. Tiến sĩ Elwyn de la Vega, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Kiến thức về CO2 trong quá khứ địa chất rất đáng quan tâm vì nó cho chúng ta biết hệ thống khí hậu, các tảng băng và mực nước biển trước đây đã phản ứng như thế nào với mức CO2 tăng cao. 

Chúng tôi đã nghiên cứu khoảng thời gian đặc biệt này thật chi tiết bởi vì nó cung cấp thông tin theo ngữ cảnh một cách hoàn hảo nhất cho trạng thái khí hậu hiện tại của chúng ta."

Nồng độ CO2 được xác định bằng việc sử dụng boron - một nguyên tố có trong vỏ động vật phù du. Các động vật phù du, được gọi là foraminifera hoặc forams, kích thước chỉ nửa milimet nhưng đã tập hợp với số lượng lớn dưới đáy biển.

 Thành phần của boron trong vỏ của chúng phụ thuộc vào độ axit hoặc độ pH của nước xung quanh. Và độ axit của nước chủ yếu phụ thuộc vào CO2 trong khí quyển. 

Giáo sư Gavin Foster, người tham gia nghiên cứu, cho biết: "Lý do chúng ta không thấy nhiệt độ và mực nước biển giống như Pliocene ngày nay là vì phải mất một thời gian để khí hậu Trái đất cân bằng hoàn toàn với CO2 ở mức độ cao do khí thải của con người, mức độ CO2 vẫn đang tăng lên. 

Kết quả này cho chúng ta ý tưởng về những khả năng khi hệ thống đạt đến trạng thái cân bằng." Theo Tiến sĩ de la Vega, một khi hành tinh vượt qua mức CO2 Pliocene, mức độ trong tương lai có thể sẽ cao hơn bất cứ dự đoán nào  ông có thể đưa ra với kinh nghiệm nghiên cứu 15 triệu năm qua của mình.

Thế giới sẽ đạt mức CO2 kỷ lục trong 3,3 triệu năm qua vào năm 2025 - Ảnh 3.

Theo cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ NASA, các phép đo CO2 được thực hiện vào tháng 5 năm 2020 cho thấy CO2 trong khí quyển là 414ppm. Mặc dù các sự kiện tự nhiên như phun trào núi lửa có thể làm tăng nồng độ CO2, nhưng phần lớn khí nhà kính đã được quy cho khí thải từ các hoạt động của con người, đặc biệt là việc đốt nhiên liệu hóa thạch cũng như phá rừng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại