Ngoài những dấu ấn không mong muốn của đại dịch, năm 2020 cũng trải qua nhiều sự kiện đặc biệt chưa từng có trong lịch sử. Cùng nhìn lại thế giới năm 2020 với chùm ảnh từ NBC News, AFP, New York Times, Reuters, AP và Getty Images.
THÁNG 1
Mở đầu năm 2020, Australia chứng kiến một trong những thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử, thiêu rụi gần 16 triệu hecta rừng, làm gần 200 người thiệt mạng và ảnh hưởng tới 3 tỷ động vật - Ảnh: Getty Images
Đại dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lan nhanh ra toàn cầu. Để ứng phó với dịch bệnh chưa từng có trong lịch sử, Trung Quốc nhanh chóng cho xây dựng các bệnh viện dã chiến để chữa trị cho các bệnh nhân Covid-19. Trong ảnh là công tác khởi công xây dựng một bệnh viện dã chiến vào ngày 24/1 với 7.000 công nhân làm việc ngày đêm. Truyền thông quốc gia Trung Quốc đã thực hiện phóng sự trực tiếp từ công trường xây dựng. Bệnh viện dã chiến với 1.000 giường này hoàn thành chỉ sau 10 ngày - Ảnh: AFP
Bên trái là hình ảnh trẻ em đeo chai nhựa để chống giọt bắn nhằm tránh lây nhiễm Covid-19 khi đợi lên máy bay ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 30/1. Bên là bức hình gây ám ảnh ghi lại cảnh nhân viên y tế đứng bên cạnh thi thể của một người đàn ông lớn tuổi qua đời ngay trên phố gần một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 20/1 - Ảnh: AFP/Getty Images
THÁNG 2
Ngày 6/2, Thượng viện Mỹ tuyên bố trắng án dành cho Tổng thống Donald Trump trước các cáo buộc lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội, chấm dứt phiên tòa luận tội tổng thống thứ ba trong lịch sử nước này. Trong ảnh là ông Trump ăn mừng sau khi được tuyên bố trắng án - Ảnh: AP
Trong khi đó, ở bên kia bán cầu, thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc (Tung Quốc) bắt đầu thời kỳ phong tỏa chưa từng có trong lịch sử. Trong ảnh là đường phố Vũ Hán sau khi toàn bộ phương tiện công cộng và xe riêng bị cấm ra đường để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lây lan - Ảnh: Getty Images
THÁNG 3
Đầu tháng 3, Hoàng tử Harry và vợ Meghan Markle - Công tước và Nữ công tước xứ Sussex - khiến công chúng Anh bất ngờ khi tuyên bố rút khỏi Hoàng gia và chuyển tới sống tại Canada. Cả hai dự định phân chia thời gian giữa Anh và Canada - Ảnh: WireImage
Thời điểm đầu tháng 3, Italy ghi nhận hơn 2.500 người chết mỗi tuần vì Covid-19. Với hơn 32.500 ca nhiễm được xác nhận, các y bác sĩ của nước này - đặc biệt tại các thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất - phải vật lộn đến kiệt sức để cứu người bệnh. Trong ảnh là một y tá đang an ủi đồng nghiệp tại trung tâm cấp cứu của một bệnh viện ở Cremona, Italy, ngày 13/3 - Ảnh: AFP/Getty Images
Tháng 3/2020, dịch bệnh bùng phát mạnh tại Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ hai thế giới, buộc chính phủ nước này phải áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc. Trong ảnh là khung cảnh tại một chợ thực phẩm ở Mumbai vào ngày thứ hai của đợt phong tỏa - Ảnh: New York Times
THÁNG 4
Tháng 4/2020, Italy tiếp tục là điểm nóng Covid-19 của thế giới với hàng nghìn ca tử vong mỗi ngày. Trong ảnh là một bệnh nhân Covid-19 được đưa ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Pope John XXIII ở Bergamo, Italy - Ảnh: Getty Images
Cùng với đó, New York (Mỹ) trở thành một điểm nóng mới của dịch Covid-19 với số người tử vong tăng lênh từng ngày. Các nghĩa trang công cộng của thành phố bắt đầu nhận được lượng thi thể tương đương tổng số thi thể được chôn cất của cả tuần. Ảnh trái là cảnh các công nhân chôn thi thể bệnh nhân Covid-19 tại Hart Island, thành phố New York ngày 9/4. Còn ảnh phải là cảnh tượng quá tải tại một nhà tang lễ do quá nhiều thi thể bệnh nhân Covid-19 được đưa đến vào ngày 16/4 - Ảnh: AP/New York Times
Hashim, một nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch, phải chào con gái qua cánh cửa đóng kín để tránh lây nhiễm Covid-19 vào ngày 11/4 tại New Rochelle, New York - Ảnh: Reuters
Bất chấp diễn biến dịch bệnh phức tạp, nhiều người Mỹ vẫn phản đối yêu cầu ở nhà của chính quyền. Trong ảnh là một nhân viên y tế chặn đầu một chiếc xe trong cuộc biểu tình của hàng trăm người trước Tòa thị chính bang ở Denver hôm 19/4 để yêu cầu gỡ bỏ lệnh ở nhà của chính quyền - Ảnh: Reuters
THÁNG 5
Bước sang tháng 5, New York vẫn là điểm nóng "chết chóc" của dịch bệnh Covid-19 ở nước Mỹ với hàng nghìn ca tử vong. Trong ảnh là Olivia Grant (phải) ôm bà ngoại, Mary Grace Sileo, qua một miếng vải nhựa thả treo trên dây quần áo tự chế ở Wantagh, New York ngày 24/5. Đây là lần đầu tiên họ được tiếp xúc kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát ở Mỹ - Ảnh: Getty Images
Giữa dịch bệnh, một đoạn video được đang tải trong đó cho thấy Derek Chauvin, một cảnh sát ở Minneapolis, đã đè lên đầu của một người da màu tên George Floyd trong gần 8 phút, bao gồm 2 phút cuối khi Floyd dường như đã tắt thở. Viên cảnh sát Chauvin sau đó bị sa thải và phải đối mặt với phiên tòa về tội giết người và ngộ sát. Tuy nhiên, vụ việc làm nổ ra một trong những cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc lớn nhất tại Mỹ, kéo dài hàng tháng - Ảnh: AP
THÁNG 8
Ngày 4/8, hai vụ nổ kinh hoàng đã tàn phá thành phố Beirut, Lebanon, biến nơi này thành nơi được ví như "địa ngục". Vụ nổ thủ hai đã khiến ít nhất 204 người chết, và hơn 7.500 người bị thương, gây tổng thiệt hại 10-15 tỷ USD. Vụ nổ được cho là gây ra bởi 2.750 tấn amoni nitrat, tương đương với 1,2 tấn TNT đã bị chính phủ Lebanon tịch thu từ con tàu bỏ hoang MV Rhosus và được cất giữ tại cảng suốt 6 năm mà không có biện pháp phòng ngừa. Vụ nổ đẩy Lebanon chìm sâu hơn vào khủng hoảng - Ảnh: Getty Images
Ngày 20/8, ông Joe Biden chính thức được đảng Dân chủ chọn làm ứng viên tổng thống năm 2020, sau 5 thập kỷ hoạt động trên chính trường. Trong ảnh là ông Biden và Thượng nghị sĩ Kamala Harris ăn mừng sự kiện này vào ngày cuối cùng của Hội nghị Quốc gia đảng Dân chủ tại Wilmington, Delaware. Ngoài cùng bên trái là bà Jill Biden, vợ của ông Biden, và ngoài cùng bên phải là ông Doug Emhoff, chồng của bà Harris - Ảnh: AP
THÁNG 9
Tháng 9/2020, Mỹ chứng kiến đợt cháy rừng kỷ lục ở khu vực miền Tây, đặc biệt tại các bang đặc biệt là ở các tiểu bang California, Oregon, Washington, Arizona, Nevada, Idaho, Utah, và Montana. Các đám cháy, trong đó có nhiều đám lan nhanh với quy mô và tốc độ chưa từng thấy, đã khiến ít nhất 33 người thiệt mạng và thiêu rụi gần 1,9 triệu hecta rừng - Ảnh: AP
THÁNG 10
Ngày 1/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump được xác nhận dương tính Covid-19 và được đưa đến điều trị tại Trung tâm Y tế Walter Reed một ngày sau đó. Tới chiều 5/10, ông tuyên bố hết bệnh và trở về Nhà Trắng. Trong ảnh là ông Trump cởi khẩu trang để chào phóng viên sau khi trở về Nhà Trắng từ bệnh viện. "Đừng sợ Covid-19, đừng để nó chi phối cuộc sống của bạn. Tôi đang cảm thấy khỏe hơn 20 năm trước", Tổng thống Donald Trump đăng tải lên Twitter trước khi rời bệnh viện - Ảnh: Washington Post
Ông Trump sau đó nhanh chóng trở lại với các cuộc vận động tranh cử. Trong chiến dịch tại Florida, ông Trump tuyên bố mình "miễn dịch với Covid-19" - Ảnh: New York Times
Năm 2020, nước Mỹ trải qua kỳ bầu cử tổng thống chưa từng có trong lịch sử. Do tác động của đại dịch Covid-19, lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm lẫn gửi phiếu bầu qua bưu điện cao kỷ lục. Trong ảnh là Dana Clark đeo khung chắn giọt bắn khổng lồ để bảo vệ bản thân và con trai 18 tháng tuổi khi xếp hàng bỏ phiếu sớm tại một điểm bầu cử ở New Orleans ngày 16/10 - Ảnh: Reuters
THÁNG 11
Bước sang tháng 11, cả thế giới dõi theo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với cuộc so găng sát nút tại nhiều bang chiến địa. Trong ảnh là cử tri Mỹ xếp hàng chờ bỏ phiếu tại Nhà thờ Servant, thành phố Oklahoma ngày bầu cử 3/11 - Ảnh: Reuters
Cũng đặc biệt như cách cuộc bầu cử diễn ra, kết quả bầu cử Mỹ đã không được công bố vào đêm 3/11 do chưa kiểm xong phiếu bầu qua thư. Cuộc bầu cử năm nay cũng đi liền với những cuộc kiện tụng cáo buộc gian lận của đương kim Tổng thống Trump. Sau ngày bầu cử, hàng trăm nghìn cử tri Mỹ đã xuống đường biểu tình, yêu cầu kiểm tất cả các phiếu bầu một cách công bằng - Ảnh: AP
Ngày 7/11, ông Biden được truyền thông Mỹ xướng tên là tổng thống đắc cử năm 2020. Trong ảnh trái là ông Biden cùng bà Kamala Harris - nữ phó tổng thống đắc cử đầu tiên của nước Mỹ ăn mừng chiến thắng. Ảnh phải là ông Biden sau khi kết thúc bài phát biểu về chiến thắng của mình tại Wilmington, Delaware, ngày 7/11 - Ảnh: AFP - Getty Images
Ngày 24/11, Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên bố một số vị trí quan trọng trong nội các của mình - Ảnh: New York Times
Cũng trong tháng 11, các nhà sản xuất Pfizer (Mỹ), AstraZeneca (Anh) lần lượt tuyên bố vaccine do các công ty này phát triển mang lại hiệu quả ngừa Covid-19 trên 90%, mở ra tia hi vọng chấm dứt đại dịch toàn cầu - Ảnh: AFP
THÁNG 12
Sau khi Mỹ phê duyệt vaccine của Pfizer dùng trong trường hợp khẩn cấp, Anh trở thành quốc gia đầu tiên cấp phép vaccine này và triển khai tiêm chủng toàn dân. Ngày 8/12, bà Margaret Keenan, 90 tuổi, trở thành người đầu tiên ở Anh tiêm vaccine Covid-19 do Pfizer và BioNtech phát triển tại Bệnh viện Đại học ở Coventry - Ảnh: AFP
Trước đó, ngày 7/12, một nhân viên y tế được tiêm vaccine Covid-19 Sputnik V của Nga, cũng được tuyên bố là mang lại hiệu quả hơn 90%. Hiện tại, giai đoạn thử nghiệm cuối cùng của vaccine này vẫn chưa hoàn thành và mới chỉ được chính phủ Nga cấp phép dùng trong trường hợp khẩn cấp - Ảnh New York Times