Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ trước, ở Mỹ đồ lót gợi cảm chỉ dành cho tuần trăng mặt hay các đêm kỷ niệm. Những bộ đồ lót theo tiêu chí thực dụng và bền (đồng nghĩa với sự xấu xí, không được chú trọng) được bán trong cửa hàng tạp hóa đủ thứ "hầm-bà-lằng".
Ở các cửa hàng tạp hóa này, người bán hàng chỉ đứng cho có còn người mua hàng (nếu là đàn ông) thường bị cho là kẻ biến thái - khi lục lọi đồ lót nữ trong một cửa hàng đông đúc với đủ thứ đồ .
Từ ý tưởng: "điều khó nói" của đàn ông
Ý tưởng sáng lập Victoria's Secret bắt nguồn từ việc Roy Raymond luôn thấy rất xấu hổ khi phải mua đồ lót cho vợ tại những cửa hàng bách hóa.
Ông quyết định vay mượn ngân hàng và bạn bè 80.000 USD để xây dựng một cửa hàng cao cấp chuyên bán đồ lót cho phái nữ, để các quý ông có thể vào chọn thoải mái mà không bị thiên hạ dè bỉu.
Cửa hàng Victoria’s Secret đầu tiên tại California vào năm 1977, được được thiết kể bởi gỗ tối màu, thảm dày và màn lụa.
Việc lấy tên là "Victoria's Secret" cũng nằm trong ý đồ muốn thay đổi quan niệm về đồ lót lúc bấy giờ của Roy Raymond. Ông muốn gợi cho người tiêu dùng nhớ đến thời kỳ của nữ hoàng Victoria và tầng lớp quý tộc ở Anh, nhằm nâng tầm để đồ lót của phụ nữ không còn là thứ bình thường, không đáng chú trọng.
Thương hiệu đầy hào quang và nhiều sóng gió ở thời kì đầu
Chỉ trong vòng 5 năm sau khi thành lập, cái tên Victoria's Secret được khắp nơi nhắc đến. Doanh số bán hàng tăng một cách chóng mặt. Raymond đã liên tiếp mở thêm 3 cửa hàng tại San Francisco.
Vào năm 1982, người ta thống kê được doanh số của Victoria's Secret là khoảng 4 triệu USD - đó là một con số khá lớn vào thời điểm lúc bấy giờ. Nhưng tại đây, Victoria's Secret cũng đang trong tình trạng cận kề phá sản. Điều này xảy đến là do Raymond đã mắc sai lầm trong mô hình cửa hàng của mình.
Sai lầm này, đã được Leslie Wexner (người chủ sau này của Victoria's Secret) nhận ra, đó là: "Các cửa hàng Victoria’s Secret quá tập trung vào thu hút nam giới, trong khi lại chẳng thu hút phụ nữ - những người mặc đồ, đến cửa hàng".
Cuộc thay đổi ngoạn mục và sự tỏa sáng đến ngày nay
Năm 1982, Leslie Wexner đã mua lại toàn bộ Victoria's Secret cùng bộ catalog với giá 1 triệu USD. Ông nhanh chóng nhận ra tiềm năng của chuỗi cửa hàng này cùng với sai lầm đã thấy trước đó, ngay lập tức, đã cho cải tổ lại tất cả.
Hình ảnh căn phòng bằng gỗ tối, cứng ngắc quen thuộc được thay thế bằng đồ mạ vàng, in hoa, nhạc cổ điển và những chai nước hoa cổ. Catalog được thiết kế nữ tính hơn để phù hợp với hình ảnh mới giống các trang của tạp chí Vogue hay Glamour.
Về phong cách sản phẩm, Wexner nhận thấy lỗ hổng về thị trường, khi đang thiếu đi dòng sản phẩm bậc trung. Ông cho Victoria's Secret học theo phong cách thời trang đồ lót của châu Âu. Wexner tin rằng nếu phụ nữ Mỹ có thể tiếp cận những mẫu đồ lót gợi cảm, tiện lợi như phụ nữ châu Âu, họ cũng sẽ muốn mặc chúng hàng ngày.
Năm 1995, Victoria’s Secret đã có giá trị tới 1,9 tỉ USD với 670 cửa hàng trên khắp nước Mỹ. Công ty đã không ngừng điều chỉnh hình ảnh của mình, và trở thành nhãn hàng nổi tiếng nhất thế giới ngày nay.
Điều thu hút nhất của Victoria's Secret cho đến nay là: hàng năm, “gã khổng lồ” trong làng “nội y” lại tổ chức Victoria’s secret show - buổi trình diễn thường niên hoành tráng bậc nhất của hãng, quy tụ rất nhiều nhà tài trợ, ngôi sao.
Đồng thời, show diễn thời trang này còn đem đến những "cơ hội vàng" cho “chân dài” may mắn được trình diễn trước hàng triệu khán giả xem truyền hình trên khắp thế giới.
Trước mặt các vị giám khảo, những người mẫu trẻ chỉ mặc mỗi nội y, sải bước trước ánh đèn gay gắt, đồng thời trả lời một số câu hỏi. Tất cả những bài kiểm tra này là nhằm đánh giá khả năng ứng biến, sự tự tin của mỗi “thiên thần” tương lai.
Và ngay cả khi đã được lựa chọn, những “chân dài” của Victoria’s Secret đều phải trải qua quá trình giống như “hành xác” để đảm bảo có thân hình quyến rũ, đẹp nhất có thể, sẵn sàng cho show diễn hoàn hảo.
Tất cả đều phải ăn kiêng, với chế độ ăn chủ yếu là rau củ, trái cây, cùng các sản phẩm hữu cơ có tác dụng giữ ẩm cho da, khiến da căng mượt. Đồng thời, tập luyện từ các bài tập trong phòng gym đến nhảy dây, boxing, nâng tạ… Cường độ tập luyện sẽ tăng gấp đôi khi gần đến đêm diễn.
Cùng với đó, lượng cơ bắp, tỉ lệ mỡ và nước trong cơ thể luôn được các chuyên gia dinh dưỡng kiểm soát nghiêm ngặt. Thậm chí nhiều ngày trước khi trình diễn, họ chỉ được uống nước và các thức uống cung cấp protein. 12 tiếng trước khi trình diễn, các "mẫu" phải nhịn hoàn toàn, nhằm đảm bảo có một thể hình hoàn hảo, không tích mỡ trước khi trình diễn.
Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt này có thể dẫn đến các hệ lụy về sức khỏe, như suy thận, tụt huyết áp, chuột rút, khó thở…
Để trở thành “thiên thần” các model phải được một công ty người mẫu có tiếng đào tạo bài bản. Sau đó các cô sẽ phải đi theo các chuyên gia dinh dưỡng và thể hình của hãng để tập luyện trong khoảng 1 năm. Và chỉ đến khi được mang trên mình những bộ nội y cầu kỳ tuyệt đẹp kèm “phụ kiện” quan trọng nhất là “đôi cánh”, lúc này, họ sẽ được gọi là “thiên thần” của Victoria’s Secret.