"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia

Tại thành phố Siem Reap nổi tiếng ở Campuchia, có một xóm nhỏ mọi người quen gọi là "xóm ép chai" của những người gốc Việt.

Ngay tại thành phố Siem Reap du lịch nhộn nhịp của Campuchia có một xóm nhỏ của những người Việt đã sang sinh sống ở Campuchia được 3 đời. Xóm được người dân địa phương gọi là xóm Ép Chai (ve chai đồng nát). Xóm có khoảng 22 hộ.

"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 1
Xóm Ép Chai lúc chiều buông
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 2
Chuẩn bị cơm tối
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 3
Bữa cơm thường chỉ có dăm con cá nhỏ nhất chợ làm thức ăn
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 4
Căn nhà với hầu hết vật dụng nhặt từ rác
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 5
Phút giải lao hiếm hoi buổi chiều
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 6
Trong nhà vẫn có bàn thờ ông địa theo đúng phong tục Việt Nam
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 7
Cậu bé lọt thỏm trong đống ve chai
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 8
Chị lớn chăm em bé hơn
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 9
Với cái bao tải to hơn người, cậu bé rảo bước khắp Siem Reap nhặt rác
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 10
Còn trẻ thế nhưng họ đã có 4 đứa con với 8 hay 9 lần sinh mà bản thân họ cũng không nhớ rõ
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 11
"Mày thích cái váy màu vàng à, tao lại thích cái màu tím ở trong kia cơ"
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 12
Những nụ cười hồn nhiên

Tuy đã ở Campuchia đến đời thứ 3 nhưng họ vẫn chưa bao giờ có một mảnh căn cước lận lưng nào. Không có căn cước, họ vẫn là những cư dân bất hợp pháp. Vẫn không xin được việc làm. Không làm được giá thú. Không khai sinh cho con. Và con cái cũng không hề được đi học.

Họ đa phần là người miền Tây, phiêu bạt khắp Campuchia và giờ tụ về đây thuê nhà với giá 1 đôla một ngày (trả tiền theo từng ngày). Công việc mưu sinh để kiếm cơm qua bữa của họ chỉ là nhặt rác và nhặt rác. Người lớn đi nhặt rác, trẻ con đi nhặt rác.

Những cái xe hai bánh có càng kéo thì to đều nhau. Nên người lớn và những đứa trẻ lớn thì còn đỡ. Chứ những đứa trẻ nhỏ xíu thì thật là gian nan mỗi khi kéo cái xe quá sức ấy ra đường.

"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 13
 
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 14
 
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 15
Hợp sức đẩy cùng nhau qua chỗ khó đi
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 16
 
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 17
Những cái bóng nhỏ xíu trên đường nắng oi ả
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 18
Lên đường đi nhặt rác. Những cái bao không được gấp, cài cẩn thận sau xe
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 19
 
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 20
Chơi đùa trong vũng nước bẩn sau cơn mưa
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 21
Khi không đi nhặt rác, bọn trẻ say sưa chơi với rác

Cái xóm nhà nhỏ xíu của họ làm toàn bằng những vật liệu tạm bợ, ọp ẹp. Khi chiều xuống, những cái xe 2 bánh đều đã quay về, để lũ lượt trước hiên nhà. Nhìn cả khu nhà như một cái hiên chợ lúc đã tan họp, tiều tụy và buồn bã.

Tụi trẻ con đều nói tiếng Việt rất sõi, nhưng không biết đọc và biết viết. Có một lớp học từ thiện dạy tiếng Campuchia cho xóm. Nhưng tụi trẻ con “bận rộn” ấy cũng chẳng tha thiết học lắm.

"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 22
Đi nhặt rác về, cậu bé nhỏ xíu tự tắm
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 23
Những đôi dép toàn nhặt từ bãi rác
"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 24
Bọn trẻ rất ham học. Những chữ đầu tiên chúng học mót được là họ tên chúng và chữ Việt Nam

Nhưng vì đi học thì được cho gạo, còn nếu nghỉ học hay đi học mà không làm bài thì sẽ bị cắt gạo nên bọn trẻ cũng cố rủ nhau để đi còn lấy gạo về cho gia đình.

Tuy nhiên, một số đứa trẻ khác lại chọn cách lang thang đi nhặt rác vì như thế sẽ kiếm được rất nhiều trái cây từ những cửa hàng trái cây vứt đi. Bọn trẻ thích thế.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại