Mới đây, nhóm các thợ lặn người Úc đã ghi lại được những thước phim sống động nhất về loài sâu biển có thân hình tự phát sáng rất hiếm gặp trong tự nhiên.
Được biết, trong chuyến thám hiểm vùng đáy biển quanh hòn đảo Tasmania, các thợ lặn của Trung tâm lặn Eagehawk đã phát hiện ra một con sâu biển khổng lồ có chiều dài lên tới 30m.
Trải dài trên cơ thể hình trụ, rỗng và trong suốt của nó là hàng nghìn các sinh vật sống bám có chức năng hút và đẩy nước qua các xúc tu. Xúc tu này lại lọc dinh dưỡng trong nước nhằm nuôi sống toàn bộ cơ thể vật chủ. Mỗi xúc tu có kích thước khoảng vài milimét và đều được kết nối với cơ thể con sâu biển qua hệ thống mô.
Trong khoa học, con sâu biển phát sáng này thực chất là một loài hải tiêu khổng lồ, có tên khoa học là Pyrostremma spinosum. Chúng thường sống ở tầng trên của khu vực dòng biển nóng, ở khoảng cách khá xa đất liền. Vì vậy, được tận mắt chứng kiến loài sinh vật này không phải là điều dễ dàng.
Cô Rebecca Helm, Trung tâm nghiên cứu biển cho biết, loài vật này còn có thân mình mềm mại và mỏng manh. Cũng theo mô tả của một thợ lặn, con hải tiêu khổng lồ này mềm như một chiếc khăn lông chim.
Bên cạnh đó, anh Michael Baron, Trung tâm lặn Eagehawk cũng đã ghi lại thành công hình ảnh của một con bống biển khổng lồ. Mặc dù có cấu tạo cơ thể tương tự như hải tiêu khổng lồ, nhưng các cá thể trong bống biển được xác định là lớn hơn các cá thể sống trong hải tiêu nhiều lần.